Đề phòng Trung Quốc, Nhật Bản mở rộng hiện diện quân sự ra bên ngoài?

Đề phòng Trung Quốc, Nhật Bản mở rộng hiện diện quân sự ra bên ngoài?
TPO - Theo học giả Binoy Kampmark, giảng viên của Viện Đại học RMIT, những sửa đổi hiến pháp của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe căn cứ tương tác quân sự giữa Nhật Bản với các nước khác. Điều này sẽ giúp quan hệ quốc phòng của Nhật Bản tăng cường và phát huy hiệu quả cao hơn. 

Nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí 

Nhật Bản vừa nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí do nước này tự áp đặt. Sự nới lỏng này là nỗ lực của Nhật Bản nhằm can dự quân sự sâu hơn ra khu vực. Phần bổ sung của Hiến pháp Nhật Bản cũng gồm vấn đề can dự quân sự. Tuy nhiên, sự thay đổi còn phụ thuộc nhiều vào cách hiểu về bản Hiến pháp.

Thủ tướng Shinzo Abe thể hiện rõ ràng rằng, ông muốn sự vận dụng linh hoạt bản Hiến pháp, trong đó có khái niệm rộng hơn về tự vệ tập thể. Và theo một nghĩa nào đó, những mong muốn này đang được hiện thực hóa.

Điển hình gần đây là những thỏa thuận chưa từng thấy trong nhiều thập niên giữa Nhật Bản với Australia với việc Nhật Bản xuất khẩu công nghệ tàu ngầm tàng hình nhằm giúp Australia mở rộng tầm hoạt động tới vùng nước sâu tại Ấn Độ Dương.

Trung Quốc đang có nhiêu tranh chấp lãnh thổ với các nước Đông Nam Á, và Thủ tướng Nhật Bản gần đây hứa sẽ hỗ trợ họ trong các tranh chấp này. Điều này cho thấy thái độ đối đầu đang gia tăng của Nhật Bản đối với Trung Quốc.

Thái độ đối đầu gia tăng, trở thành điểm mấu chốt châm ngòi cho chạy đua vũ trang. Chúng ta đang chứng kiến nhiều chiến sự quy mô nhỏ giữa các nước, trong khi đó căng thẳng vẫn không được giải tỏa.

Người ta cũng chứng kiến tác động lớn hơn của sự hiện diện Mỹ và sự nỗ lực của Mỹ nhằm củng cố các đồng minh trong khu vực, trong đó Nhật Bản là một nền tảng an ninh quan trọng.

Nhật Bản là một trong những cường quốc chủ chốt trong quá trình tái lập các lợi ích trong khu vực, và đương nhiên sự nổi lên của Trung Quốc, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng và thúc đẩy Hải quân của mình, gia tăng sự hiện diện trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nguy cơ hiển hiện đối với vị thế của Nhật Bản.

Công nghệ quân sự

Liên quan việc Australia đang cân nhắc mua công nghệ quân sự của Nhật Bản, gồm công nghệ tàu chiến, trong bối cảnh chi tiêu quân sự của Australia tăng đến 6,1% trong năm nay, mối đe dọa dẫn tới ý đồ này của Australia không ai khác ngoài Trung Quốc.

Điều mà Australia mong muốn là sự đoàn kết giữa các đồng mình với Nhật Bản và Mỹ. Trong đó Nhật Bản có vai trò nhân tố đoàn kết quan trọng trong khu vực trong việc gia tăng ảnh hưởng và hiện diện nhằm đối phó với Trung Quốc.

Mặt khác, công nghệ Nhật Bản được đánh giá rất đáng tin cậy. Hạm đội tàu ngầm tàng hình của Australia không hẳn đã sở hữu công nghệ tàng hình tối ưu. Và những thỏa thuận chuyển giao công nghệ với Nhật Bản có thể giúp Australia sở hữu những công nghệ tân tiến.

Về phía Nhật Bản, những thỏa thuận chuyển giao khổng lồ với Australia này sẽ giúp đẩy mạnh các nhà sản xuất vũ khí Nhật Bản. Bước đi này cũng nằm trong học thuyết kinh tế “Abenomics”, giúp Nhật Bản nhanh chóng phát triển kinh tế.

Quan tâm "xoay trục"

Anh cũng đang tìm cách nâng cao năng lực quân sự của mình tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương, thực hiện chiến lược “xoay trục sang châu Á”. Diễn biến này không nằm ngoài ý định của Tokyo và Washington. Rõ ràng, Chính quyền Obama và Chính phủ Thủ tướng Abe đều quan tâm hơn ai hết với sự “xoay trục” này.

Vấn đề lớn khác, Nhật Bản sẽ có thể thực hiện nó đến đâu, nhất là sau những thảo thuận chiến lược của Nhật Bản với Australia?

Nhật Bản sẽ có thể làm gì trong tình huống phải đối mặt với một lực lượng thù địch không giấu diếm, đó là Trung Quốc?

Các mối quan hệ sẽ xử lý ra sao, chẳng hạn trong tình huống tàu Mỹ bị tên lửa Trung Quốc tấn công, khi đó vai trò của Nhật là gì nếu vụ tấn công này xảy ra trong khu vực?

Theo sự vận dụng Hiến pháp Nhật Bản của Thủ tướng Abe, Nhật Bản sẽ can dự vào các mối đe dọa theo cách nào đó nhằm bảo vệ không chỉ Nhật Bản mà còn chống lại các mối đe dọa cho đồng minh. Đây là bước tiến rất có ý nghĩa của Nhật Bản.

Nhật Bản đang cân nhắc liệu có sửa đổi Hiến pháp (Điều 9) hay không nhằm cho phép chiến tranh như một công cụ giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Điều này thực hiện được sẽ ảnh hưởng lớn tới các nước trong khu vực, nhất là những nước cho rằng Nhật Bản tự hạn chế mình để chuộc lỗi trong quá khứ. Nhưng Nhật Bản có thể thoát ra khỏi tâm lý này, ít nhất là trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nếu xem xét những gì lực lượng phòng vệ của Nhật Bản làm từ khi lực lượng này được thành lập từ những năm 1950, có thể thấy Nhật Bản đã luôn cho phép quyền tự vệ trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, một khi sự tự vệ này có sự phối hợp với các lực lượng khác sẽ mang lại ý nghĩa to lớn.

Đây là một sự thay đổi quan trọng bởi nó có nghĩa là Nhật Bản sẽ thực sự phối hợp quân sự với các nước khác, nhằm phát triển quan hệ quốc phòng lớn mạnh và hiệu quả.

Theo Theo RT
MỚI - NÓNG