‘Điểm tựa’ nơi phên dậu nước nhà

‘Điểm tựa’ nơi phên dậu nước nhà
TPO-Bộ đội biên phòng là thành phần của QĐND Việt Nam, có vị trí như một quân chủng thực hiện chức năng quản lý bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển.
‘Điểm tựa’ nơi phên dậu nước nhà ảnh 1

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ Bộ Tư lệnh đến các đơn vị cơ sở gồm có Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh (thành phố), Hải đoàn Biên phòng và các đồn biên phòng, hải đội biên phòng.

Bộ Tư lệnh BĐBP có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự, công tác đảng, công tác chính trị, kỹ thuật, hậu cần, Cục Phòng chống ma tuý và các đơn vị trực thuộc.

Ngày thành lập: 03-3-1959

Ngày Biên phòng toàn dân: 03-3

Phần thưởng cao quý:

- 2 lần tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;

- 1 Huân chương Sao vàng;

- 2 Huân chương Hồ Chí Minh;

- 2 Huân chương Độc lập (hạng Nhất và hạng Nhì);

- 2 Huân chương Quân công (hạng Nhất và hạng Ba)...

Nhân kỷ niệm 24 năm ngày Biên phòng toàn dân và 54 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-2013), Hành trang Người lính trân trọng trích đăng bài thơ “Điểm tựa” của ông Lê Đức Thọ (*) như một món quà tinh thần gửi tới các chiến sĩ Biên phòng Việt Nam, chúc các đồng chí vững chắc tay súng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biên giới chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

‘Điểm tựa’ nơi phên dậu nước nhà ảnh 2

ĐIỂM TỰA
(Lê Đức Thọ)
Hàn thử chỉ biểu độ không
Đêm nay trời rét lắm
Cái rét biên thuỳ lạnh buốt thịt da
Cả núi rừng chìm đắm dưới sương khuya
Gió vi vút rít qua khe cửa nhỏ
Trằn trọc mãi thâu đêm chả ngủ
Thương Anh nhiều Anh chiến sĩ của tôi ơi
Điểm tựa trên cao đứng giữa đỉnh đồi
Một mảnh áo bông thay nhau khi đổi gác
Súng lạnh buốt tay mắt hướng về phía trước
Tai lắng nghe từng tiếng động trong đêm
Tôi nhớ buổi chiều Anh cõng tôi lên
Thương tôi yếu không thể nào leo hết dốc
Hơi ấm lưng Anh sửa ấm cả lòng tôi
Khau chia đây rồi Anh nở nụ cười tươi
Ngồi sát bên Anh đôi lời tâm sự
Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc
Xa quê hương đã trọn mấy xuân rồi
Cuộc sông chiến trường năm tháng thêm vui
Đời chiến sĩ còn nhiều khổ cực
Quần áo mỏng manh cơm có bữa chưa no
Đường dốc ngập nghềnh khúc khuỷ quang co
Đôi lúc hỏng xe hàng không tới được
Gạo sấy khoai mỳ bát canh toàn quốc
Và nước chấm đại dương đỡ lúc đói lòng
Cũng có bữa thịt ấm chân răng
Nhưng có khi cơm toàn muối trắng
Sinh hoạt tinh thần thì bao thiếu thốn
Cả năm trời có một lần phim
Báo Đảng báo Đoàn ít có để xem
Đại đội một tờ mấy khi đến được
Điệu múa lời ca thì xa vời vợi
Ngày lại ngày nghe chim hót đầu non
Cả đơn vị Anh không một cây đàn
Mấy tháng một lần thư nhà mới tới
Mẹ lại giục về vì mấy sào ruộng khoán
Thiếu bàn tay lao động để tăng gia
Thư của người yêu mỏi mắt đợi chờ
Mực đã cạn lại thiếu tờ giấy viết
Mối tình thắm cũng có lúc nghi ngờ phai nhạt
Nhưng thời gian tất cả sẽ trôi qua
Đôi mắt đăm chiêu Anh nhìn khoảng trời xa
Đất nước khó khăn quân thù còn đó
Mộ liệt sĩ hôm nào mới xanh ngọn cỏ
Mối thù này đâu dễ quên ngay
Phải giữ lấy đất này
Cho hôm nay và cho cả mai sau
Ôi tâm hồn Anh tâm hồn thời đại
Gian khó mấy không hề e ngại
Có khó khăn nào hơn thế nữa không Anh
Chim Đại bàng tung cánh giữa trời xanh

Tạm biệt Anh trong vòng tay siết chặt
Anh hôn tôi một cái hôn tha thiết
Mắt long lanh như thầm gửi điều gì
Hôm nay tôi trở lại thủ đô yêu quý
Hạt mưa rơi trên đầu cây ngọn cỏ
Vườn nhà ai đào chớm nở những nụ hoa
Đi giữa lòng người mà sao lòng cứ băn khoăn day dứt
Làm sao để Anh được ấm thêm đôi chút?
Bát cơm đầy thêm thịt ,cá,rau tươi.
Cứ mỗi đợt giá mùa đông bắc thổi về xuôi
Chắc điểm tựa lại rét nhiều anh nhỉ?
Gió ơi gió nhắn đôi lời thủ thỉ
Gửi tới Anh bao nỗi nhớ tình thương.

(*) Ông Lê Đức Thọ (10-10-1911 / 13-10-1990, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên cố vấn Ban Chấp hành Trung ương) tên thật là Phan Đình Khải, sinh ngày 10-10-1911, tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).

Tuy không phải là người trực tiếp cầm quân nhưng ông lại là người viết rất nhiều những bài thơ về người lính, về chiến trường; tuy không chuyên làm thơ nhưng những sáng tác của ông vừa giàu chất thực tế, có tính thời sự sâu sắc, vừa chứa chan tình cảm cách mạng, thiết tha yêu đời, yêu người.

Những bài thơ của ông ẩn chứa tình cảm, suy nghĩ sâu sắc và chân thành của một nhà tư tưởng, một nhà hoạt động chính trị tài năng, nhà ngoại giao bản lĩnh, một chiến sĩ cộng sản kiên trung. Đó là những bài thơ nặng tình non nước, nặng nghĩa đồng chí, đồng bào, thuỷ chung với Đảng, với cách mạng và đồng cảm với chiến sĩ bộ đội. Những bài thơ nổi tiếng của đồng chí Lê Đức Thọ như: “Xà lim oán”, “Ý xuân”, “Em liên lạc”, “Lòng chiến sĩ”, “Lời anh dặn”, “Điểm tựa”, “Thăm anh”, “Mộ liệt sĩ vô danh”, “Tình quê hương”...

Tạp chí Cộng sản (9-10-2011)

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.