Điều gì xảy ra nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine?

Nghị sĩ John McCain, người ủng hộ nhiệt tình nhất đề xuất chuyến vũ khí sang Ukraine
Nghị sĩ John McCain, người ủng hộ nhiệt tình nhất đề xuất chuyến vũ khí sang Ukraine
Dự báo diễn biến khủng hoảng Ukraine và phản ứng các bên nếu Washington đồng ý cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.
Ông John McCain xác nhận rằng Thượng Viện Mỹ sẽ xem xét việc chuyển hỗ trợ vũ khí cho Ukraine khi Quốc Hội nước này nhóm họp vào tháng 1/2015. Nếu điều này xảy ra, cuộc nội chiến Ukraine gần như chắc chắn bùng nổ một lần nữa, còn Nga và Mỹ sẽ chìm sâu hơn vào cuộc Chiến tranh Lạnh giữa 2 bên.

Ý kiến cung cấp vũ khí cho Ukraine đã xuất hiện từ trước đó trong năm 2014, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra quyết định chống lại ý kiến này.

Tuy nhiên,Quốc hội Mỹ có thể yêu cầu Tổng thống Mỹ làm điều này và sau đó nhiều khả năng sẽ đảo ngược bất kì quyền phủ quyết nào mà ông đã đưa ra trên lý thuyết.

Hơn nữa, cũng có những lợi ích nhất định nếu để Quốc hội Mỹ nắm thế chủ động, vì điều này sẽ được nhìn nhận là ít hung hăng hơn nếu so với việc ông Obama đơn phương chấp thuận nó, đồng thời kéo dài quá trình, cho phép Mỹ sử dụng ý kiến này như một con bài thương lượng trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Nga.

Giữ cho guồng quay tiếp tục

Tuyên bố của ông McCain được đưa ra chưa đến một tuần sau khi Nhà Trắng thông qua Nghị quyết số 758, cáo buộc Nga về những hành vi hiếu chiến tại Ukraine, Gruzia và Moldova, và được xem như là lời tuyên bố về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới của Mỹ.

Điều gì xảy ra nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine? ảnh 1

Nghị sĩ Adam Kinzinger (ngoài cùng bên trái) là người bảo trợ cho Nghị quyết 758.

Ông McCain đã nắm thế chủ động (nhiều khả năng là có sự kết hợp từ trước với Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ) để tuyên bố công khai rằng Thượng Viện sẽ xem xét việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraine vào tháng 1/2015, từ đó tận dụng tối đa phong trào chống Nga đang tồn tại trên khắp đất nước này. Động thái của ông McCain cũng đảm bảo rằng không gặp phải bất kì phản ứng dữ dội nào từ công chúng.

Vì đề xuất này có thể bị xóa bỏ vào tháng sau, điều duy nhất có thể khiến nó không thể được áp dụng chính là sự can thiệp ngoài lề, mà cụ thể là yêu cầu hoãn từ đại diện của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ hay lệnh phủ quyết của ông Obama, cả 2 đều có vẻ như rất khó để có thể xảy ra.

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới sắp diễn ra

Nếu ông McCain và các đồng minh của mình thành công, việc gửi vũ khí cho Ukraine sẽ chính thức hóa điều đã được biết đến từ lâu – cụ thể là cuộc xung đột đã trở thành một cuộc chiến ủy quyền của Mỹ chống lại Nga.

Cũng không thể không nhắc đến rằng Ukraine cũng được ban tình trạng đồng minh lớn không thuộc NATO vào giai đoạn này, từ đó đặt vị trí của nó ngang hàng với các nước được Mỹ ưu tiên trong việc bảo vệ và bán vũ khí như Israel, Nhật Bản, Australia.

Việc đặt Ukraine vào một vị trí như vậy sẽ càng làm đậm hơn vai trò dẫn đầu của Mỹ trong việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn vốn đang lung lay, và thậm chí có thể dẫn đến một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực miền Đông.

Điều gì xảy ra nếu Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine? ảnh 2

Khung cảnh một thị trấn ở Nam Ossetia sau chiến tranh

Điều này sẽ lặp lại điều mà ông Saakashvili đã làm với Nam Ossetia năm 2008, và không được phép quên rằng ông ta, cũng như ông Poroshenko hiện nay, đều là những nhà lãnh đạo thân Mỹ, lên nắm quyền sau khi một cuộc “cách mạng” thân thiện của phương Tây kết thúc.

Cuộc chiến năm 2008 đã khiến quân hệ Nga-phương Tây trở nên nguội lạnh, nhưng bất kì cuộc chiến kéo dài nào tại Ukraine trong hoàn cảnh căng thẳng hiện nay sẽ khiến mối quan hệ này rơi vào tình trạng đóng băng hơn cả bây giờ.

Không thể lường trước phản ứng của Nga

Moscow sẽ chắc chắn phải có hành động đáp trả nếu Mỹ tự mình đơn phương cung cấp vũ khí cho Ukraine, vì ngoài tác động gây mất ổn định thì việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến thỏa thuận ngừng bắn của cuộc nội chiến Ukraine.

Hành động của Mỹ cũng thúc đẩy các quốc gia NATO làm điều tương tự, từ đó biến Ukraine trở thành bãi chứa vũ khí của các nước Đại Tây Dương.

Nga đã nhận thấy điều này và hiểu rằng quá trình này là không thể tránh khỏi, nước này đã đang tính toán những phản ứng hợp lý để đảm bảo nó sẽ không trở thành một kẻ dễ bị bắt bài như phương Tây vẫn hình dung.

Điều này có nghĩa là dù Nga có thể tiến một bước nữa trong việc hỗ trợ về vật chất cho các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, nước này cũng sẽ phản ứng theo một cách không thể dự báo trước.

Bất cứ ai cũng có thể dự đoán những phản ứng này là gì (có thể là một sự mở rộng các biện pháp chống lại lệnh trừng phạt) và liệu những phản ứng đó có tiếp tục bị che giấu hay sẽ được tuyên bố công khai như một chính sách chính thức, nhưng hãy cảnh giác với một vài điều bất cân đối để bổ sung vào những sự phản ứng mà phương Tây đang trông đợi. Nga không phải là kẻ ngốc, và với hơn 1000 năm lịch sử, nó chắc chắn sẽ không hành xử giống với một kẻ như vậy.

Theo Theo kienthuc.net.vn
MỚI - NÓNG