'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp

Những chiếc máy bay trinh sát SR-71 ra đời tại nhà máy ở Burbank, California, Mỹ và trở thành "Huyền thoại Chiến tranh Lạnh" nhờ những đặc tính cực kỳ ưu việt của nó, đặc biệt là tốc độ. Trong một giờ, SR-71 có khả năng tiến hành trinh sát và chụp ảnh trên một khu vực diện tích rộng 260.000 km2.
'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp ảnh 1

Lockheed SR-71 Blackbird là máy bay do thám tầm xa, ra đời nhằm chọc sâu vào lãnh thổ đối phương để thu thập tin tức tình báo. Thiết kế độc đáo, khả năng giảm phản hồi sóng radar và tốc độ vượt trội giúp SR-71 dễ dàng vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương. Những chiếc SR-71 ra đời tại nhà máy ở Burbank, California, Mỹ.

'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp ảnh 2

Với hai động cơ phản lực, SR-71 có khả năng bay với vận tốc tối đa đạt 3.530 km/h. Trong nhiều năm, người Mỹ giữ bí mật về SR-71. Mẫu phi cơ này cũng chưa từng rơi vì hỏa lực dù chúng từng bay sâu vào lãnh thổ đối phương nhiều lần.

'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp ảnh 3

Động cơ của SR-71 được gia cố để giúp nó hoạt động thời gian dài khi máy bay di chuyển với tốc độ Mach 3. Nó cũng có khoang chứa khí oxy để bơm vào buồng lái khi máy bay di chuyển ở độ cao 24.400 m. Thiết kế góc cạnh giúp nó lướt đi trong không khí. SR-71 sở hữu thiết kế độc nhất vô nhị trong hàng ngũ phi cơ quân sự của Mỹ.

'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp ảnh 4

93% vật liệu cấu thành SR-71 là titan. Nó giúp máy bay nhẹ hơn, bay cao và nhanh hơn so với máy bay từ vật liệu thông thường. Ngoài ra, lớp vỏ máy bay có thể chịu nhiệt độ 482 độ C, giúp nó không biến dạng hoặc hư hại trong quá trình ma sát với không khí khi hoạt động ở độ cao lớn.

'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp ảnh 5

Mỹ có 3 mẫu SR-71 Blackbird bao gồm A, B và C. Về cơ bản, hình dạng của chúng khá giống nhau. Lockheed chế tạo 32 mẫu SR-71. Tuy nhiên, chúng ra khỏi biên chế vào năm 1999 sau khi phục vụ quân đội Mỹ và Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA trong 33 năm.

'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp ảnh 6

Một phi cơ SR-71B bay huấn luyện phía trên núi Sierra Nevada năm 1994. Người ta dễ dàng phân biệt SR-71B với hai phiên bản A và C bằng mắt thường vì nó có 2 buồng lái trên đầu.

'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp ảnh 7

Một trong 32 phi cơ SR-71 do NASA sở hữu. Nó đang chuẩn bị bay thử nghiệm.

'Đột nhập' nhà máy chế tạo siêu máy bay gián điệp ảnh 8

Dù không phi cơ SR-71 nào rơi trong tác chiến nhưng Mỹ mất 12 chiếc vì tai nạn. 11 sự cố xảy ra trong giai đoàn từ năm 1966 tới 1972. Chỉ một phi công điều khiển SR-71 thiệt mạng khi lái nó.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.