‘Đột nhập’ nơi đóng tàu chiến Gepard 3.9 Việt Nam

‘Đột nhập’ nơi đóng tàu chiến Gepard 3.9 Việt Nam
Nhà máy Zelenodolsk mang tên AM Gorky đang thực hiện hợp đồng chế tạo 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam.

‘Đột nhập’ nơi đóng tàu chiến Gepard 3.9 Việt Nam

> Những chiến hạm oai dũng trên biển Đông của Hải quân Việt Nam
> Việt Nam thêm 2 chiến hạm tàng hình
> Bí mật chiến hạm Gepard-3.9 và Molniya Việt Nam

Nhà máy Zelenodolsk mang tên AM Gorky đang thực hiện hợp đồng chế tạo 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam.

Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky đặt tại thành phố Zelenodolsk, nước Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga nằm bên bờ sông Volga thơ mộng. Zelenodolsk cách thủ đô Kazan (Tatarstan) 38km. Trong ảnh là toàn cảnh nhà máy (dấu đỏ) đóng tàu hàng đầu nước Nga
Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky đặt tại thành phố Zelenodolsk, nước Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga nằm bên bờ sông Volga thơ mộng. Zelenodolsk cách thủ đô Kazan (Tatarstan) 38km. Trong ảnh là toàn cảnh nhà máy (dấu đỏ) đóng tàu hàng đầu nước Nga.
Cận cảnh khu vực nhà xưởng đóng tàu chiến và dock nổi của nhà máy A.M. Gorky
Cận cảnh khu vực nhà xưởng đóng tàu chiến và dock nổi của nhà máy A.M. Gorky.
Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky được thành lập năm 1895 dưới thời Đế quốc Nga. Đây được xem là một trong những nhà máy đóng tàu có lịch sử lâu đời nhất nước Nga hiện nay
Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky được thành lập năm 1895 dưới thời Đế quốc Nga. Đây được xem là một trong những nhà máy đóng tàu có lịch sử lâu đời nhất nước Nga hiện nay.
Tượng đài gắn tàu chiến cỡ nhỏ bên trong khuôn viên ngập cây xanh, vườn hoa của nhà máy
Tượng đài gắn tàu chiến cỡ nhỏ bên trong khuôn viên ngập cây xanh, vườn hoa của nhà máy.
Trong lịch sử hơn 100 năm của nhà máy, chủ yếu thực hiện đóng các tàu chiến đấu cỡ nhỏ, cỡ vừa. Trong ảnh là một chiếc tàu săn ngầm kiểu cánh ngầm Sokol đang được hạ thủy tại nhà máy vào những năm 1970
Trong lịch sử hơn 100 năm của nhà máy, chủ yếu thực hiện đóng các tàu chiến đấu cỡ nhỏ, cỡ vừa. Trong ảnh là một chiếc tàu săn ngầm kiểu cánh ngầm Sokol đang được hạ thủy tại nhà máy vào những năm 1970.
Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky hiện nay kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực gồm: đóng tàu hải quân; đóng tàu dân sự thương mại; chế tạo tàu chở khách cao tốc; sản xuất trang bị hải quân và phục vụ khai thác dầu khí; sản xuất kiến trúc kim loại siêu lớn...
Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky hiện nay kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực gồm: đóng tàu hải quân; đóng tàu dân sự thương mại; chế tạo tàu chở khách cao tốc; sản xuất trang bị hải quân và phục vụ khai thác dầu khí; sản xuất kiến trúc kim loại siêu lớn....
Trong lĩnh vực đóng tàu hải quân, nhà máy có 2 chủ trương gồm: tăng cường sản xuất tàu chiến cải tiến với lượng giãn nước từ 500-2.200 tấn phù hợp cấu trúc an ninh Nga; đẩy mạnh các sản phẩm đóng tàu hải quân vào thị trường quốc tế trong hợp tác với Tập đoàn Rosoboronexport
Trong lĩnh vực đóng tàu hải quân, nhà máy có 2 chủ trương gồm: tăng cường sản xuất tàu chiến cải tiến với lượng giãn nước từ 500-2.200 tấn phù hợp cấu trúc an ninh Nga; đẩy mạnh các sản phẩm đóng tàu hải quân vào thị trường quốc tế trong hợp tác với Tập đoàn Rosoboronexport.
Sản phẩm chủ lực hiện nay trong lĩnh vực đóng tàu hải quân nhà máy Zelenodolsk là tàu hộ vệ tên lửa Gepard cung cấp cho 2 khách hàng chính: Hải quân Nga và Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa Gepard Project 11661K đóng cho Hải quân Nga đang trong giai đoạn hoàn thiện
Sản phẩm chủ lực hiện nay trong lĩnh vực đóng tàu hải quân nhà máy Zelenodolsk là tàu hộ vệ tên lửa Gepard cung cấp cho 2 khách hàng chính: Hải quân Nga và Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa Gepard Project 11661K đóng cho Hải quân Nga đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Còn đây là một trong 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Proejct 11661E đóng cho Việt Nam trên dock phủ tuyết trắng mùa đông, ảnh chụp năm 2009
Còn đây là một trong 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Proejct 11661E đóng cho Việt Nam trên dock phủ tuyết trắng mùa đông, ảnh chụp năm 2009.
‘Đột nhập’ nơi đóng tàu chiến Gepard 3.9 Việt Nam ảnh 10
Ngày 24/9/2013, ở nhà máy Zelenodolsk đã diễn ra lễ khởi công đóng thêm 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam. Các tàu này sẽ có một số sự sửa đổi trong thiết kế, vũ khí so với 2 tàu trước đó. Trong ảnh là quang cảnh buổi lễ khởi công tổ chức tại nhà xưởng nhà máy Zelenodolsk
Ngày 24/9/2013, ở nhà máy Zelenodolsk đã diễn ra lễ khởi công đóng thêm 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam. Các tàu này sẽ có một số sự sửa đổi trong thiết kế, vũ khí so với 2 tàu trước đó. Trong ảnh là quang cảnh buổi lễ khởi công tổ chức tại nhà xưởng nhà máy Zelenodolsk.
Ngoài thiết kế tàu hộ vệ Gepard 3.9, Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky còn đang thực hiện việc đóng hàng loạt tàu tuần tra cỡ nhỏ Project 21980 Grachonok thiết kế để bảo vệ căn cứ hải quân trước những hành động phá hoại. Lớp tàu này có lượng giãn nước 138 tấn, dài 31,04m, thủy thủ đoàn 18 người, trang bị một đại liên 14,5mm, một bệ phóng tên lửa 9K38 Igla, hệ thống chống người nhái DP-65A
Ngoài thiết kế tàu hộ vệ Gepard 3.9, Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky còn đang thực hiện việc đóng hàng loạt tàu tuần tra cỡ nhỏ Project 21980 Grachonok thiết kế để bảo vệ căn cứ hải quân trước những hành động phá hoại. Lớp tàu này có lượng giãn nước 138 tấn, dài 31,04m, thủy thủ đoàn 18 người, trang bị một đại liên 14,5mm, một bệ phóng tên lửa 9K38 Igla, hệ thống chống người nhái DP-65A.
Đặc biệt, trong quá khứ, Zelenodolsk từng thực hiện việc đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa đệm khí Proejct 1239 Bora duy nhất trên thế giới do Cục thiết kế hải quân Almaz thiết kế. Nhờ ứng dụng công nghệ đệm khí động nên cho tàu đạt tốc độ tới 45 hải lý/h, trang bị vũ khí cực mạnh với 8 tên lửa chống tàu siêu thanh Moskit
Đặc biệt, trong quá khứ, Zelenodolsk từng thực hiện việc đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa đệm khí Proejct 1239 Bora duy nhất trên thế giới do Cục thiết kế hải quân Almaz thiết kế. Nhờ ứng dụng công nghệ đệm khí động nên cho tàu đạt tốc độ tới 45 hải lý/h, trang bị vũ khí cực mạnh với 8 tên lửa chống tàu siêu thanh Moskit.

Theo Hoàng Lê
Kiến thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.