Đừng đùa với ông Putin

Tổng thống Nga Putin - nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán của Điện Kremlin.
Tổng thống Nga Putin - nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán của Điện Kremlin.
Cảnh báo của ông Erdongan có vẻ như đã hơi muộn bởi ông Putin đã và đang "chơi thật" chứ không 'đùa với lửa' như lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng NATO hàng chục năm"

Tiếp loạt bài viết của báo Sputnik, Nga liên quan đến căng thẳng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu ném bom Su-24 của Không quân Nga khi chiếc phi cơ đang tham gia các chiến dịch chống khủng bố cực đoan IS gần biên giới ở phía Bắc lãnh thổ Syria.

Ngày 27/11, Sputnik dẫn nhận định của nhà phân tích kiêm nhà báo tự do Cộng hòa Séc Martin Berger cho rằng trong hàng thập kỷ qua Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng tư cách thành viên NATO của mình để đạt được các mục đích riêng.

Đáng chú ý, Ankara đã tìm kiếm và theo đuổi các lợi ích riêng của mình và điều này không trùng khớp với các lợi ích của khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.

Theo chuyên gia Martin Berger, hành động thù địch gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào Nga đã tiếp tục làm gia tăng nghi ngờ giữa các thành viên NATO đối với các hành động và ý định của Ankara bởi điều này rõ ràng không tạo ra căng thẳng giữa quan hệ của 1 thành viên NATO với Nga mà là trên quy mô toàn khối.

Nhà phân tích cho rằng, để giải quyết được cuộc khủng hoảng nguy hiểm này, phương Tây nên hành động dứt khoát bằng các tìm ra "kẻ có tội" trong vụ tấn công máy bay ném bom của Nga.

"Rõ ràng, bên có lỗi ở đây là Thổ Nhĩ Kỳ, cụ thể là nhà lãnh đạo của nước này - Tổng thống Recep Tayyip Erdogan" - ông Martin Berger nói.

"Phó Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức, Chủ tịch Đảng dân chủ xã hộiĐức SPD Sigmar Gabriel gần đây cũng đã lên tiếng chỉ trích thẳng thắn Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quân đội này bắn rơi máy bay quân sự của Nga, đồng thời, cho Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác không thể dự đoán được" - Martin Berger.

Nhà báo tự do Martin Berger cũng trích dẫn từ truyền thông Pháp nói rằng kể từ khi phe Anh em Hồi giáo lên nắm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước này đã trở thành một cơn đau đầu đối với khối đồng minh quân sự lớn nhất của phương Tây chứ không phải là một đối tác đáng tin cậy.

Truyền thông Pháp cho rằng đảng cầm quyền của ông Erdogan đã làm xói mòn quan hệ rất tốt đẹp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.

Không chỉ có vậy, theo nhà phân tích Martin Berger, trong sự kiện làn sóng Mùa Xuân ARập ở Trung Đông, ban đầu, ông Erdogan đứng về phía Tổng thống Syria Assad nhưng sau đó "đâm ông Assad từ sau lưng" - cụm từ cũng được Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc đến vào hôm 25/11 vừa qua sau khi máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga đúng 1 ngày.

Đừng đùa với ông Putin ảnh 1 Báo Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ luôn phải lưu tâm trong đầu với Su-34 và các loại vũ khí khác của Nga.

Sự quay lưng trong tích tắc với Tổng thống Syria Assad được thực hiện ngay sau đó không lâu thông quan việc Ankara hỗ trợ các tay súng khủng bố hoạt động dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria - ông Martin Berger nói.

Kết thúc cuộc phỏng vấn với báo Sputnik, Martin Berger nói thêm rằng Ankara không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào khi có dịp để thể hiện sự xem thường hay tấn công cộng đồng người Kurd - những con người đang thực sự chiến đấu chống lại các tay súng khủng bố đội lốt tôn giáo ở Syria và Iraq.

Đáng chú ý, đây không chỉ là nhận xét của nhà phân tích Martin Berger mà đây cũng chính là những lời nhận định được ông Wesley Clark - cựu tư lệnh NATO ở châu Âu cách đây cũng không quá lâu khi nói về những người lãnh đạo của Ankara.

Nga - Thổ đều cứng rắn với nhau

Trong một diễn biến khác có liên quan, như các phương tiện truyền thông đã đề cập, ngày 27/11 vừa qua, tại Ankara, với giọng nói với âm lượng lớn và có vẻ như đầy bức xúc, bên cạnh việc biện hộ cho hành động bắn rơi máy bay Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng đã cảnh báo Nga "đừng đùa với lửa" - ý nói ám chỉ để việc gia tăng trừng phạt và tấn công với tần xuất cao vào lực lượng khủng bố hoạt động ở biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, những tuyên bố này của ông Erdogan dường như cũng sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới, nó chỉ có tác dụng ngược giống như "đổ thêm dầu" vào chảo lửa đang nóng mà thôi.

Bằng chứng để có thể dự đoán điều này đã được thể hiện quan các tuyên bố và thái độ hết sức cương quyết của Tổng thống Nga Putin và chính quyền của ông.

Cá nhân ông Putin đã từ chối tiếp xúc với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dù nhà lãnh đạo Ankara sẵn sàng làm điều đó.

Trên thực tế, Nga đang gia tăng áp đặt các biệt pháp trừng phạt kinh tế, giới hạn visa, bắt giữ các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở chiến trường Bắc Syria, Nga đang gia tăng hoạt động oanh kích nhằm vào tất các các tổ chức phiến quân, khủng bố mà Moscow cho là có quan hệ mật thiết với Ankara.

Đừng đùa với ông Putin ảnh 2 Tên lửa phòng không - chống máy bay tối tân nhất của Nga đã được triển khai đến Syria.

Hơn nữa, chắc chắn Pháp, Đức, Bỉ, thậm chí có thể cả Mỹ có lẽ cũng phải cân nhắc lại quan hệ giữa nước này với Thổ Nhĩ Kỳ.Không chỉ có vậy, Moscow hiện nay đang nhận được sự cảm thông nhiều hơn là chỉ trích sơ với Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này chắc chắn ai cũng có thể nhận ra, đặc biệt là sự cảm thông và cộng tác đến từ Pháp, một trong những đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO.

Đặc biệt, Pháp là nước hiểu rõ nhất, cảm nhận sâu nhất khi vừa trải qua thảm kịch đau đớn khi IS gây ra hàng loạt vụ tàn sát đẫm máu ở Paris đêm 13/11 vừa qua.

Khối NATO đa số là những nước giàu có, "anh tài" trên một số lĩnh vực, không thể có chuyện khi họ biết được rằng Ankara thực sự có thể đã dính líu, hỗ trợ cho những tay khát máu đội lốt tôn giáo đạo Hồi chân chính mà lại chịu khoanh tay ngồi nhìn.

Vì vậy, những lời cảnh báo của ông Erdongan trong trường hợp này có vẻ như đã hơi muộn bởi ông Putin đã và đang "chơi thật" chứ không 'đùa với lửa' như lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo.

Cũng trong ngày 27/11, báo Sputnik của Nga cũng đăng tải một báo cáo quân sự ngắn, trong đó, báo Nga lần đầu tiên thẳng thừng nói rằng, "với máy bay chiến đấu Su-34, tên lửa phòng không S-400, tàu tuần dương mang tên lửa hải đối đất, hệ thống gây nhiễu tối tân Krasukha-4 và các hệ thống vũ khí khác, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ luôn phải lưu tâm trong đầu".

Theo Theo Người đưa tin
MỚI - NÓNG