Hải quân Ấn Độ 'đua sức' với Trung Quốc

Hải quân Ấn Độ 'đua sức' với Trung Quốc
TPO - Năm 2012 là 50 năm cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ở New Delhi luôn có những cuộc trao đổi như liệu Trung Quốc sẽ lại tấn công theo hướng Arunachal Pradesh và phía Đông Bắc của Kashmir?

Hải quân Ấn Độ 'đua sức' với Trung Quốc

> Hải quân hiện đại mê siêu tàu 2 trong 1

> Nga gửi 250 quân tham gia tập trận chống khủng bố 

TPO - Năm 2012 là 50 năm cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ở New Delhi luôn có những cuộc trao đổi như liệu Trung Quốc sẽ lại tấn công theo hướng Arunachal Pradesh và phía Đông Bắc của Kashmir?

Những ý kiến này được các chuyên gia, tướng lĩnh quân sự có uy tín của Ấn Độ cũng như các phóng viên báo chí bàn luận nhiều. Một trong những người cảnh báo về xung đột Trung Ấn là Đại tá hồi hưu Anil Athale. Ông có nhiều thời gian để tập hợp và phân tích sự kiện để dự báo và nhiều dự đoán khác của các phương tiện thông tin đại chúng Ấn Độ cũng khẳng định nguy cơ bùng nổ xung đột giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới, hai cường quốc đang trỗi dậy trên bình diện thế giới.

Hình ảnh một game chiến tranh Ấn Độ và Trung Quốc
Hình ảnh một game chiến tranh Ấn Độ và Trung Quốc.
 

Một sự kiện xảy ra mới đây đã minh họa cho sự lo ngại này. Một tốp 30 binh lính Trung Quốc có sự hỗ trợ của các máy bay trực thăng đã cắm một loạt trại ở Daulat Beg Oldi ngày 15.04.2013. Một ngày sau đó, Ấn Độ cũng đưa quân đến dựng trại đối diện với phía Trung Quốc, khoảng cách giữa các trại là 300m. Căng thẳng kéo dài đến ngày 5.5.2013 thì Trung Quốc đã rút quân về phía bên giới và ngòi nổ một cuộc xung đột đã được tháo gỡ.

Ấn Độ cũng có thể thở phào nhẹ nhõm, nhưng sự kiện hoàn toàn không xảy ra ngẫu nhiên trên dãy Himalaya, cũng không phải vì các lực lượng quân đội Trung Quốc đã nhầm vị trí tập kết. Nó nằm trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc.

Có thể nói rằng, chính quyền của ông Tập Cận Bình, với tham vọng thực hiên giấc mơ Trung Hoa trở thành một cường quốc đại dương, đã tăng cường đáng kể tiềm lực quân sự hải quân của mình và thể hiện rất rõ ý đồ đẩy mạnh ảnh hưởng của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.

Quyền quản lý và điều hành hoạt động hải cảng Gvadal, phía Tây của Pakistan, quốc gia đang được sự ủng hộ to lớn từ phía Trung Quốc, đã được chuyển từ một tập đoàn của Singapore về một tập đoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc.  Hải cảng Gnaval, cánh cổng mở ra biển Ả rập thuộc vùng nước Tây Bắc của Ấn Độ Dương, là một vị trí kinh tế chiến lược gần eo biển Hormuz, qua đó tiếp cận với các nguồn cung dầu từ Trung Đông đến châu Á.

Một mặt, Trung Quốc thực hiện chiến lược xác định chủ quyền trên tất cả các vùng nước thuộc biển Hoa Đông và Biển Đông với mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên trên biển và trên thềm lục địa, mặt khác họ nỗ lực quản lý những tuyến đường vận tải thương mại biển phía Bắc, đồng thời các con đường vận tải thương mại đến Trung Đông và châu Phi.

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng, mua lại quyền quản lý và điều hành hải cảng Gvanal là một phần của hợp tác kinh tế hữu nghị. Có một điều đáng chú ý là, hải cảng được chuyển giao cho một công ty nhà nước, có vị trí quan trọng trong chiến lược chính trị toàn cầu của Trung Quốc. Các nhà bình luận quân sự không khỏi có cảm nhận rằng, trong tương lai gần – hoặc đã - biến thành hải cảng quân sự.

Bắt đầu từ hải cảng Gvanal, Trung Quốc cung cấp và duy trì cơ sở vật chất trang thiết bị và hậu cần kỹ thuật cho tất cả các hải cảng và cầu cảng trên bờ biển của Ấn Độ Dương. Nếu như kết nối các cảng biển này với nhau, sẽ hình thành một chuỗi hạt trên cổ của Ấn Độ. Người Mỹ đã nhận xét rằng, Trung Quốc phát triển tiềm lực quân sự hải quân trên Ấn Độ Dương theo chiến lược “chuỗi vòng ngọc trai”. Tất nhiên, Ấn Độ cũng vô cùng cảnh giác theo dõi việc chuyển giao hải cảng Gvanal sang quyền quản lý của Trung Quốc.

Vấn đề ở chố, sự phát triển mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc có vẻ là nguyên nhân chính khởi phát một cuộc chạy đua vũ trang mới trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

Giai đoạn gần đây, Ấn Độ bắt đầu tiến hành các hành động nhằm đáp trả sự phát triển tiềm lực hải quân của Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ bắt đầu phát triển các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, các tên lửa này có thể được lắp đặt đầu đạn hạt nhân đồng thời đặt hàng mua các máy bay tiêm kích nước ngoài. Điều này làm dấy lên những mối nguy hiểm mới. Song song cùng với sự tăng cường vũ khí trang bị của Ấn Độ là Pakistan, nước vốn đang có những xung đột với Ấn Độ về biên giới cũng sẽ tham gia chạy đua.

Các chiến hạm của hải quân Ấn Độ
Các chiến hạm của hải quân Ấn Độ.
 

Hải quân Ấn Độ trong thời gian 10 năm sắp tới sẽ tăng cường lực lượng không quân của mình từ 217 máy bay chiến đấu lên đến hơn 400 máy bay. Phó tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải quân, Chuẩn đô đốc Hải quân Ấn Độ ông D.M.Sudan đã thông báo thông tin trên cho tờ The New Indian Express.

Theo ông Sudan tuyên bố, Hải quân Ấn Độ có kế hoạch tổ chức và biên chế trang bị ít nhất ba phi đoàn không quân MiG-29K/KUB trên boong ham đội (tổng số là 46 chiếc đã được đặt hàng.) Số lượng máy bay này, đặc biệt được sử dụng trên tàu sân bay "Vikramaditya" (trước đây là tàu "Đô đốc Gorshkov") mà Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế sẵn sàng chiến đấu vào tháng 11 năm 2013.

Ấn Độ cũng đang đợi lô hàng lớn 17 máy bay huấn luyện Hawk AJT (Advanced Jet Trainer) của Anh, Hải quân sẽ thành lập hai phi đoàn máy bay huấn luyện chiến đấu. Đồng thời Ấn Độ cũng đang tiếp nhận các máy bay tuần biển và chống ngầm tiên tiến của Mỹ P8I Poseidon. Chiếc đầu tiên trong số 8 chiếc Poseidon,được đặt hàng vào năm 2009, đã được đưa đến Ấn Độ vào tháng 12 năm 2012.

Máy bay tiêm kích trên boong MiG-29K/KUB
Máy bay tiêm kích trên boong MiG-29K/KUB .
 

Lực lượng máy bay trực thăng của Ấn Độ cũng tăng lên nhanh chóng. Hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ mua 16 chiếc trực thăng đa nhiệm nhằm thay thế cho máy bay trực thăng đã lỗi thời Sea King và 56 máy bay khác để thay thế cho thế hệ Chetak. Tháng 1.2013 Hải quân đã mua hơn 120 chiếc máy bay trực thăng cất cánh trên boong với tổng số 6,5 tỷ USD. Tháng 2.2013, tập đoàn Lockheed Martin và Sikorsky đã đề nghị với Ấn Độ lắp đặt các dây chuyền sản xuất máy bay trực thăng chống ngầm MH-60 Black Hawk.

Lực lượng Hải quân Ấn Độ hiện có 16 tàu ngầm trong biên chế thường trực sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 2 tàu ngầm nguyên tử. Tàu ngầm INS «Arihant" S73 do trung tâm đóng tàu "Visakhapatnam" trên bờ biển của Vịnh Bengal của Ấn độ thực hiện đã hoàn thiện, đang được thử nghiệm cấp quốc gia, 2 chiếc khác cùng lớp tàu đang được đóng mới. Hải Quân Ấn Độ còn thuê một tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm của Nga, lớp INS “Chakra" – Akyla theo định danh NATO trong thời hạn 10 năm.

Ngoài ra, Ấn Độ còn có 4 chiếc tàu ngầm lớp Type 209 của Đức, 10 tàu ngầm thuộc dự án 877EKM (tương đương với tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga), Ấn Độ cũng đóng mới 6 chiếc tàu ngầm lớp lớp "Scorpen" do Pháp thiết kế.

Tàu ngầm diesel – điện INS Sindhurakshak (S63)
Tàu ngầm diesel – điện INS Sindhurakshak (S63).
 

Lực lượng tàu mặt nước của Ấn Độ chủ đạo là tàu sân bay, Ấn Độ hiện đang sở hữu 3 tàu sân bay các chủng loại. Tàu sân bay lớp Centaur, mua lại của Anh từ chiếc HMS «Hermes» (R12) hiện mang tên INS “Viraat" R22. Chiếc tàu thứ hai thuộc dự án 1143 tàu "Đô đốc Gorshkov" được hoàn thiện và đổi tên thành INS “Vikramaditya”. Chiếc thứ 3 là kỳ hạm tàu sân bay hạng nhẹ INS “Vikrant” đang được đóng tại nhà máy đóng tàu ở Cochin.

Hải quân Ấn Độ có 3 tàu khu trục lớp Delhi, 5 tàu chống ngầm lớp 61-МE được đóng từ thời Xô viết ở Ukraina, đang đóng mới 3 tàu khu trục lớp Kolkata, 19 tàu hộ vệ tên lửa frigate, một chiếc hiện đang bị tai nạn và chìm, trong biên chế còn 18 tàu. 10 tàu tuần biển hạng nhẹ trong đó có một tàu thuộc dự án 1241. Ngoài ra, Ấn Độ còn sở hữu các tàu quét mìn, chống ngầm hạng nhẹ và tàu đổ bộ, riêng tàu đổ bộ các lớp Ấn Độ có khoảng 14 chiếc, cùng với các tàu phụ trợ khác.

Tàu sân bay Ấn Độ INS “Vikramaditya”
Tàu sân bay Ấn Độ INS “Vikramaditya”.
 

Trong hệ thống vũ khí trang bị của Hải quân Ấn Độ, nổi bật là tên lửa hành trình Brahmos – Yakhont, phiên bản hợp tác chế tạo Nga - Ấn Độ với những tính năng vượt trội và khả năng tác chiến rất cao. Brahmos hiện đang được nâng cấp, cải tiến thành nhiều phiên bản thứ cấp có thể lắp trên mọi phương tiện mang của hải quân và trở thành vũ khí cấp chiến dịch – chiến thuật mạnh của Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ 'đua sức' với Trung Quốc ảnh 6
 

Với biên chế trang bị và quân số hiện tại, Hải Quân Ấn Độ đã sẵn sàng cho các chuyến hải hành viễn dương đầy tham vọng. Năm 2014 có thế sẽ là một năm đẹp cho Hải Quân Ấn Độ với một tàu sân bay hạng nhẹ mới. Ấn Độ đã có khả năng thành lập các cụm không quân hải quân công kích chủ lực. Hướng ra biển lớn của Ấn Độ chắc chắn sẽ là Ấn Độ Dương, Biển Đông, Hoa Đông và biển Nhật Bản. Trên sóng nước 2 đại dương sẽ tuần tiễu một lực lượng hải quân hùng mạnh của New Delhi, với nhiệm vụ chống cướp biển và giữ gìn an ninh hàng hải quốc tế.

Như vậy, trong giai đoạn gần đây, để đối phó với khả năng phát triển của qải quân Trung Quốc, Ấn Độ đã nâng cấp và phát triển lực lượng Hải quân của mình, đồng thời tìm kiếm những đồng minh mới. Trong chiến lược đối thoại hòa bình của những siêu cường trên biển Ấn Độ Dương, Delhi đã có những quan hệ hải quân đối ngoại với nhiều nước hơn, trong đó có Nhật Bản, Việt Nam trong vùng biển Đông giúp tăng cường sức mạnh, sẵn sàng ngăn chặn nguy cơ nhưng cũng hy vọng một giải pháp đối thoại hòa bình, trên cơ sở sức mạnh tương đương nhằm mục đích giữ vững sự ổn định trên Ấn Độ dương và Thái Bình Dương.

Trịnh Thái Bằng

Theo Dịch
MỚI - NÓNG