Hải quân Mỹ tập tấn công tàu ngầm Trung Quốc ở Thái Bình Dương?

Tàu ngầm Type -094 A mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, NATO gọi là tàu lớp Jin
Tàu ngầm Type -094 A mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, NATO gọi là tàu lớp Jin
TPO - Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Canada và Nhật Bản vừa kết thúc cuộc tập trận săn tàu ngầm, có phối hợp, nhằm nâng cao khả năng tập thể trong việc tìm kiếm, theo dõi và tấn công tàu ngầm đối phương ở Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận Sea Dragon 2021 sử dụng máy bay trinh sát Poseidon và một loạt các thiết bị trên mặt nước, trên không và dưới biển, kết nối mạng dữ liệu theo dõi tàu ngầm của đối phương, thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm luân phiên giữa các quốc gia và chia sẻ dữ liệu về mối đe dọa cho liên minh theo thời gian thực, một báo cáo của Hải quân Mỹ cho biết.

Báo cáo viết: “Trong hai tuần, hơn 190 binh sỹ từ 5 quốc gia đã tiến hành hơn 250 giờ huấn luyện trên thực địa và trong lớp học, đỉnh điểm là các bài tập theo dõi một tàu ngầm trong điều kiện thực”.

Loại hoạt động phối hợp gần như chắc chắn phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả của việc liên kết, kết nối các lực lượng đồng minh, vì tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và các sở chỉ huy và điều khiển từ các quốc gia liên quan cần duy trì kết nối, chia sẻ dữ liệu và chuyển giao việc theo dõi mối đe dọa từ nền tảng này sang nền tảng khác. Việc này diễn ra khi các công nghệ mạng mới xuất hiện không chỉ nhanh hơn, phạm vi hoạt động lớn hơn mà còn được tăng cường bởi các loại chỉ huy và điều khiển có áp dụng trí tuệ nhân tạo.

Khi kết thúc cuộc tập trận Sea Dragon, tất cả các nước tham gia đã làm việc theo ca để theo dõi một tàu ngầm lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ, sử dụng các kỹ thuật tác chiến chống tàu ngầm tiên tiến. Những bài tập này có thể bao gồm việc sử dụng các phao thủy âm (sonar) thả từ trên không, các mảng sonar kéo trên tàu mặt nước và các máy bay săn ngầm được trang bị công nghệ giám sát tầm xa, có độ trung thực cao thế hệ mới. Mặc dù rất nhiều chi tiết cụ thể liên quan đến các loại nền tảng, công nghệ và chiến thuật được sử dụng trong hoạt động phối hợp tìm kiếm tàu ngầm không có trong báo cáo và có thể không được tiết lộ, nhưng có một loạt công nghệ mới đầy hứa hẹn có thể đã được sử dụng.

Ví dụ, các máy bay giám sát như P-8 của Hải quân Mỹ, cùng các máy bay trực thăng chuyên dùng cho tác chiến biển như MH-60R Sea Hawk, có thể thả các sonar dưới nước và khảo sát độ sâu vùng nước nông cho tàu ngầm bằng công nghệ quét laser. Trên thực tế, trực thăng Sea Hawk thậm chí có thể tấn công tàu ngầm của đối phương bằng vũ khí thả trên không hoặc thậm chí là ngư lôi, nếu bộ chỉ huy yêu cầu.

Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng khác của cuộc tập trận là phi đội tuần tra dựa trên đất liền của Hải quân Mỹ được gọi là VP-8. Phi đội này sử dụng nhiều loại máy bay cho nhiệm vụ tuần tra, trinh sát.

 “Sea Dragon 2021 đã mang lại cho VP-8 cơ hội phối hợp với các phi hành đoàn và các quốc gia khác, điều này đã được chứng minh là vô giá”, Trung úy phi công thuộc đội VP-8 Joseph Moralesvargas nói trong báo cáo của Hải quân Mỹ.

Trong khi thành phần cụ thể hoặc các yếu tố của VP-8 không được thảo luận trong báo cáo, sự tồn tại và cách tiếp cận chiến thuật hợp tác nhiều bên của họ sẽ mở ra khả năng kết nối thiết bị không người lái dưới biển, trên mặt đất hoặc trên không. Nếu cuộc tập trận này thành công với các mục tiêu kết nối đã định trước, nó chắc chắn tạo ra nhiều áp lực lên hạm đội tàu ngầm lớp Jin ngày càng tăng của Trung Quốc.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.