Hạm đội Biển Đen khôi phục lực lượng tàu chống ngầm

Tàu trục tên lửa Smetlivy được trang bị tên lửa hành trình chống tàu Uran và tên lửa tầm trung M-1 Volna.
Tàu trục tên lửa Smetlivy được trang bị tên lửa hành trình chống tàu Uran và tên lửa tầm trung M-1 Volna.
TPO - Sau khi hoàn tất việc tiếp nhận Cộng hòa Crimea trở thành chủ thể Liên bang, Nga sẽ tiến hành khôi phục lực lượng tàu chống ngầm trong thành phần Hạm đội Biển Đen hiện đang ở Sevastopol.

Hãng tin Interfax-AVN dẫn lời một quan chức của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga ngày 25/4 cho biết, việc khôi phục lực lượng tàu chống ngầm sẽ bắt đầu tiến hành từ năm 2015.

“Việc khôi phục lực lượng tàu chống ngầm đáp ứng trước những thách thức mới trong môi trường tác chiến hải quân tầm xa, cũng như nhu cầu bổ sung tàu chiến của Hạm đội Biển Đen”, quan chức hải quân Nga nhấn mạnh.

Không trực tiếp, nhưng vị quan chức gián tiếp đề cập tới việc khôi phục lực lượng tàu chống ngầm từng là thành tố quan trọng trong đội hình tác chiến của Sư đoàn tàu mặt nước số 30 lừng danh.

Hồi năm 2011, vì nhiều lý do, Sư đoàn tàu mặt nước 30 thuộc Hạm đội Biển Đen buộc phải giảm biên chế nhiều tàu chống ngầm lẫn tàu nổi. Tuy vậy, ở thời điểm hiện nay, lực lượng tàu chiến thuộc biên chế của Sư đoàn 30 vẫn rất mạnh, với 11 tàu chiến các loại, trong đó bao gồm tàu ​​tuần dương tên lửa Moscow (biên chế vào Lữ đoàn tàu số 11), tàu chống tàu ngầm lớn Kerch và tàu tuần tra Sharp.

Trước đó, một báo cáo chính thức của Hải quân cho biết, năm 2016, Nga có kế hoạch bổ sung 4 tàu khu trục lớn thuộc Dự án 11.356 cho Hạm đội Biển Đen, bao gồm: Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Makarov, Đô đốc Butakov, Đô đốc Istomin, và các tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án 22.350 là: Đô đốc Gorshkov và Đô đốc Kasatonov.

Sư đoàn tàu mặt nước 30 thành lập năm 1969 dựa trên thành phần lực lượng Lữ đoàn tàu tên lửa 150 và Lữ đoàn chống ngầm 21. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, Sư đoàn bao gồm 4 lữ đoàn với biên chế 30 tàu chiến các loại, thực hiện nhiệm vụ tại khu vực Địa Trung Hải.

Theo Theo Interfax-AVN
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.