Học giả, nhà báo Mỹ-Nhật bênh Nga, đòi “xử” Mỹ vụ Ukraine

Một học giả Nhật và một nhà báo Mỹ vừa lên tiếng tố cáo Washington và đòi điều tra về những hành động nước này đã tiến hành ở Ukraine.  

 OSCE khẳng định không có quân Nga ở miền Đông Ukraine
OSCE khẳng định không có quân Nga ở miền Đông Ukraine

Học giả Nhật khẳng định Mỹ gây ra thảm họa cho Ukraine

Mới đây, học giả kiêm nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản là ông Toshihiko Siobara đã đưa ra tuyên bố rằng, người Nhật đang nhầm lẫn về Nga và Hoa Kỳ. Trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, không phải Moscow mà chính Washington mới là người có lỗi.

Kết luận cũng được ông trình bày trong cuốn sách “Ukraine-gate: Essence of Crisis”, được phát hành tại Nhật Bản vào cuối năm ngoái. Mấy hôm trước, tác giả đã chia sẻ quan điểm của ông với phóng viên Andrei Ivanov của đài phát thanh Sputnik về các sự kiện bên trong và xung quanh Ukraine.

“Cuốn sách được in một nghìn bản viết về một Hoa Kỳ ‘không tốt’. Nhưng dù sách đã bán gần hết, vẫn rất ít người biết về một nước Mỹ như vậy, bởi các phương tiện truyền thông phương Tây không sẵn sàng góp phần chuyển tải, đưa ý tưởng này tới nhiều người đọc”.

“Tôi là thành viên Câu lạc bộ Valdai và đã nhiều lần dùng bữa với Tổng thống Putin. Như thế không có nghĩa là tôi chỉ viết những điều tốt đẹp về ông. Tôi đã nghiên cứu nước Nga hơn 10 năm và tôi cũng viết về những vấn đề của ông Putin” - nhà văn Nhật chia sẻ.

Ông Toshihiko Siobara nhấn mạnh rằng, bản thân ông làm điều này không vì ông Putin, mà với cương vị là một nhà khoa học và nghiên cứu những sự kiện thực tế, ông khẳng định sự thật là cuộc khủng hoảng của Ukraine không phải do Nga mà là Mỹ tạo nên, bởi thế Washington mới là kẻ gây ra thảm họa cho đất nước này.

Ông đưa ra dẫn chứng là sự kiện diễn ra từ tháng 11 năm 2013, đặc biệt là cuộc trò chuyện tai tiếng của Thứ trưởng Ngoại giao Nuland với Đại sứ Mỹ tại Ukraine ngày 11-2-2014. Điều này khẳng định là tình hình Ukraine hiện nay là do Mỹ gây nên, nhưng hầu hết dân chúng phương Tây tin rằng, Nga có lỗi.

Trong cuốn sách của mình, vị học giả Nhật trình bày, Hoa Kỳ thực hiện một chính sách được gọi là chủ nghĩa tân bảo thủ hoặc chủ nghĩa tân tự do. Trong đó, thị trường chiếm lĩnh vai trò rất lớn. Để điều khiển thế giới, Mỹ đang dần làm cho thị trường càng tự do hơn và nhờ đó gia tăng sự hùng mạnh của nước Mỹ.

Khi ông Obama lên nắm quyền, nhiều người nghĩ Hoa Kỳ đã thay đổi. Nhưng đấy là sự nhầm lẫn. Quyền lực ở Mỹ thuộc về giới quân sự, các nhà công nghiệp, bộ máy quan chức, những nhân vật không hề bị thay đổi. Vì vậy, dưới thời ông Obama chính sách của Mỹ cũng không chuyển biến đáng kể.

Trong giai đoạn tháng 11 và 12 năm 2013, khi Tổng thống Viktor Yanukovych lưỡng lự trước quyết định liên kết với EU, Hoa Kỳ đã tăng cường hành động xúi giục các nhân vật dân tộc chủ nghĩa trong chính quyền Ukraine, dùng họ như một lực lượng đối lập chống ông Yanukovych.

Thông qua các mạng xã hội, truyền hình cáp, Twitter, các phương tiện truyền thông mà chính phủ không kiểm soát, khai thác đúng mô hình đã thành công trong "Mùa xuân Ả Rập", người Mỹ đã khơi dậy ở Ukraine các lực lượng và công cụ chống chính phủ, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Cuộc khủng hoảng chính là kết quả của thực tế nước Mỹ đã xúi giục được các phần tử dân tộc chủ nghĩa lật đổ Tổng thống Yanukovych. Tuy nhiên, những chính trị gia Mỹ có lương tâm đã thừa nhận rằng, cựu Tổng thống Yanukovych được bầu một cách dân chủ, vì vậy ngay cả những cáo buộc tham nhũng cũng không thể biện minh cho việc lật đổ ông bằng cuộc cách mạng bạo lực.

Nếu tìm hiểu việc tiếp đến Crimea đã sáp nhập với Nga, có thể nhận ra ở đây là hệ quả của cuộc đảo chính ở Kiev. Người Ukraine không muốn hiểu những người Nga sống ở Crimea, nhưng rõ ràng nếu bán đảo này không sáp nhập với Nga thì có thể có hàng chục ngàn người đã bị giết hại như ở Lugansk và Donetsk.

“Ai cứu người dân Crimea? Là ông Putin. Không lẽ điều đó là xấu? Không, điều xấu là nước Mỹ đã tạo ra tiền lệ cho những hành động như vậy, kích động chủ nghĩa dân tộc. Nói gì thì nói, Mỹ là kẻ đã gây ra điều đó nhưng các phương tiện truyền thông phương Tây chẳng thể nào lên tiếng chỉ trích Mỹ” - ông Toshihiko Siobara viết.

Học giả, nhà báo Mỹ-Nhật bênh Nga, đòi “xử” Mỹ vụ Ukraine ảnh 2

OSCE cũng tuyên bố, lệnh ngừng bắn được thực hiện nghiêm chỉnh

Học giả Mỹ đòi điều tra vai trò của Washington trong cuộc đảo chính ở Ukraine

Sau khi thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2 có hiệu lực, các chuyên viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE đã tiến hành cuộc thanh tra tại khu vực Rostov (Liên bang Nga), theo điều khoản của Hiệp ước Vienna năm 2011, nhưng không tìm thấy “dấu vết chiến đấu” của quân đội Nga ở sát gần Ukraine

Một nhóm các chuyên viên quân sự đến từ Hà Lan, Đan Mạch và Đức đã rà xét một khu vực rất rộng với tổng diện tích 13.000 km vuông sát gần biên giới Ukraine. Các chuyên viên quân sự châu Âu đã quan sát khu vực lựa chọn không chỉ trên mặt đất, mà cả từ máy bay trực thăng.

Các thanh tra viên quân sự Hà Lan, Đan Mạch và Đức cũng như các đồng nghiệp của họ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine  trong chuyến thanh sát trước đó, đã không hề phát hiện thấy có hoạt động quân sự nào của quân đội Nga trong khu vực Rostov giáp biên giới với Ukraine.

Đồng thời, các toán giám sát của OSCE, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch OSCE là Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Ivitsa Dachich, cũng ghi nhận một thực tế là hầu khắp khu vực miền đông Ukraine đã tuân thủ chặt chẽ Thỏa thuận ngừng bắn, trừ điểm nóng Debaltsevo.

Tuy việc tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận ngừng bắn được thể hiện trong báo cáo hàng ngày và được công khai trên các trang web của phái đoàn OSCE nhưng ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, nước này và EU vẫn tiếp tục xem xét khả năng trừng phạt Liên bang Nga10:24

Ông tuyên bố là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đang có "sự thảo luận nghiêm túc" về triển vọng áp đặt lệnh trừng phạt mới chống Nga.  Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, ông tin rằng các nước đồng minh phương Tây sẽ có biện pháp bổ sung trong trường hợp lệnh ngừng bắn ở Ukraine bị vi phạm.

Đồng thời, ông Kerry một lần nữa xác nhận việc Washington tiếp tục nghiên cứu những khả năng cung cấp vũ khí cho Kiev.

Học giả, nhà báo Mỹ-Nhật bênh Nga, đòi “xử” Mỹ vụ Ukraine ảnh 3
Đoàn xe của OSCE được lực lượng an ninh Ukraine hộ tống

Trong bối cảnh đó, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra là việc nhà báo Mỹ Robert Perry đã tuyên bố rằng, Quốc hội Hoa Kỳ nên tiến hành các cuộc điều tra độc lập và đánh giá nghiêm túc hơn về các khẳng định của Bộ Ngoại giao nước này đối với Ukraine.

Ví dụ, các nghị sĩ có thể làm rõ vai trò của trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Victoria Nuland và đại sứ Mỹ Jeffrey Payette trong việc dàn dựng cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, lật đổ tổng thống hợp hiến Viktor Yanukovych bằng bạo lực.

Ông Robert Perry cũng cho rằng, sẽ không hề thừa nếu Quốc hội Mỹ đề nghị các cơ quan tình báo cung cấp thông tin về các phần tử phát xít mới ở Maidan, về những tay súng bắn tỉa bí ẩn đã làm cho tình hình trở nên trầm trọng, mà Mỹ và phương Tây đổ cho là người của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych.

Theo lời nhà báo Mỹ, Quốc hội còn cần làm rõ vai trò của chính phủ Mỹ tại thời điểm Ba Lan, Pháp và Đức đàm phán để ông Yanukovych chấp nhận các yêu sách của Maidan, ngay sau đó diễn ra sự lật đổ chế độ và xuất hiện chính phủ mới thân phương Tây được Hoa Kỳ công nhận ngay lập tức.

Trong một động thái có liên quan, Thượng nghị sĩ Crimea Olga Kovitidi đã đề nghị lập tòa án quốc tế về Ukraine. Ông đã kiến nghị Hội đồng Liên bang Nga trình lên Liên Hợp Quốc thực thi sáng kiến ​​lập một tòa án quốc tế xét xử tội phạm giết hại dân thường ở Ukraine.

Theo quan điểm của vị thượng nghị sĩ, tất cả những ai đã phái binh sĩ đến Donbass cần phải ra trước vành móng ngựa trong tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc. Nếu tội ác chiến tranh không bị xét xử và trừng phạt, điều đó sẽ đặt ra tiền lệ để tái diễn các sự kiện tương tự trong tương lai.

Sáng kiến ​​của thượng nghị sĩ Kovitidi nhận được sự ủng hộ của một thượng nghị sĩ khác cũng từ Crimea, thành viên Ủy ban đối ngoại Sergey Tsekov. Tuy nhiên ông đề nghị thành lập tòa án không phải thuộc Liên Hợp Quốc mà là thuộc Liên minh Á-Âu, mới đảm bảo “khách quan trong những đánh giá và phán quyết”.

Theo Theo Báo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.