Iran sử dụng tên lửa S-300 cho mục đích gì?

Hệ thống tên lửa S-300
Hệ thống tên lửa S-300
Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Tướng Hossein Dehghan tuyên bố rằng, hệ thống tên lửa di động S-300 chống máy bay chiến đấu được lắp đặt tại căn cứ Khatam al-Anbya kết nối với toàn bộ hệ thống phòng không của nước này và được điều hành bởi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Khatam al-Anbiya, trong tiếng Iran có nghĩa “Tử cấm thành của Thiên sứ Thượng đế”đã ngưng phục vụ Không quân Iran từ năm 2008 và được chuyển đổi thành một cơ sở quân sự đặc biệt theo chỉ đạo của lãnh đạo tối cao, đại giáo chủ  Ayatollah Ali Khamenei.

Tướng Hussein cho biết Iran đang bắt đầu sản xuất hệ thống phòng không riêng tương tự như S-300 có tên gọi Bavaria-373, nó có thể phát hiện, theo dõi và tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc, bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái.

“Các dây chuyền sản xuất sẽ được khởi động trong năm nay”, nguồn tin chính phủ Iran hé lộ.

Năm 2007, Nga và Iran đã ký một hợp đồng cung cấp hệ thống S-300 có tổng giá trị 900 triệu USD. Tuy nhiên, Nga chỉ bắt đầu bàn giao công nghệ này sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dỡ bỏ chính sách trừng phạt Iran vì chương trình hạt nhân.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Hussein Jaber Anssari xác nhận lô S-300 đầu tiên đã đến Iran vào ngày 11/4.

Iran sử dụng tên lửa S-300 cho mục đích gì? ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hussein.

Phát triển hệ thống phòng không đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng đối với quân đội Iran. Vào tháng 10/2015, Tehran công bố một đoạn video cho thấy một kho chứa tên lửa được đặt bí mật dưới lòng đất sâu 500m.

Vào thời gian đó, Chỉ huy Lực lượng Không quân Iran, Amir Ali Hajizadeh tuyên bố cơ sở chỉ là một trong nhiều căn cứ tên lửa dưới lòng đất trên khắp cả nước. Một trong những lý do khiến Tehran kiên quyết phát triển hệ thống phòng thủ  tên lửa là “tự vệ”trước những mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt Israel.

Vào tháng 8/2012, Iran bắt đầu xây dựng cơ sở phòng không lớn nhất gần thành phố Anbad ở tỉnh Fars thuộc miền Trung, cách phía Đông Nam thủ đô Teharan vài km. Khu vực này nằm trên độ cao 1.800m so với mực nước biển.

S-300 sẽ kết hợp với hệ thống radar Rassid-32 cũng như hệ thống tên lửa chống máy bay và pháo binh hiện đại được thử nghiệm thành công vào năm 2014 trong thời gian quân đội Iran tiến hành cuộc tập trận Misbah al-Hoda (Ánh sáng của Thượng đế), theo thông tấn Fars, cơ sở đang nhận được nhiều thiết bị mới.

Tháng 5/2015, Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo thuộc chương trình nâng cao năng lực quốc phòng có tên gọi Jericho đạt tầm bắn 4.000km.

Phó chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học các vấn đề Địa chính trị của Nga, giáo sư Konstantin Sivkov bình luận: “Để ngăn chặn một hệ thống S-300, cần phải có ít nhất 36 máy bay, 5 hệ thống thì cần 180 máy bay”.

“Nếu có một ứng dụng tích hợp gây nhiễm hệ thống, mức độ thiệt hại chỉ đạt 10%. Nếu Iran có biện pháp ngụy trang hiệu quả để đối phó với tác chiến điện tử, mức độ thiệt hại sẽ từ 20-30%. Đối với NATO, trong trường hợp giả định, liên minh quân sự này tấn công Iran, đó là mất mát không thể chấp nhận, như vậy khoản lỗ của NATO rất cao”, ông Sikov kết luận.

Ông Gafurov, giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Chính trị Trung Đông và Châu Phi cho biết mục tiêu chính của việc triển khai S-300 là nhằm bảo vệ cơ sở khoa học và công nghiệp Iran tránh các cuộc tấn công có thể xuất phát từ Israel.

Theo Theo Công An Nhân Dân
MỚI - NÓNG