Khám phá UUV tương lai của trinh sát Hải quân Mỹ

Rô bốt cá ngừ (Tuna Robot) được chế tạo bởi công ty Boston Engineering. Ảnh: Boston Engineering
Rô bốt cá ngừ (Tuna Robot) được chế tạo bởi công ty Boston Engineering. Ảnh: Boston Engineering
TPO - Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ đang thử nghiệm một phương tiện dưới nước tự động (UUV) hình cá dài 4 foot, được thiết kế để có thể hòa vào môi trường nước và thực hiện chức năng trinh sát chiến đấu.

Phương tiện dưới nước có tên “bio-memetic” đang được phát triển bởi Cơ quan phát triển công nghệ thuộc Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ (CRIC) – một đơn vị đặc biệt được thành lập bởi Đô đốc Jonathan Greenert vào năm 2012 nhằm khám phá tính khả dụng của việc chuyển đổi các công nghệ thương mại sẵn có vào mục đích của hải quân.

Đại tá Jim Loper, Trưởng phòng phát triển công nghệ thuộc Bộ Tư lệnh phát triển chiến đấu hải quân (đóng tại Norfolk) cho biết: “Nó (Rô bốt Tuna) bắt chước một con cá, trông giống như một con cá. Nó không có chân vịt hay bộ phận phản lực. Nó bơi thực sự bằng cách quẫy đuôi”.

Rô bốt cá này có tính cơ động cao và có thể tăng tốc nhanh chóng tới vận tốc 40 dặm/h. Do được đẩy đi bởi phần đuôi thay vì một ống thông hay chân vịt, giúp nó hoạt động ổn định và tiết kiệm nhiên liệu. Bộ phận cảm biến có hình cá mập được thiết kế để có thể truyền tải các âm thanh, hình ảnh dưới nước.

Tuna sử dụng một ác quy lithium và được thiết kế sao cho đầu trước của nó ổn định nhằm tăng tối đang tính năng cảm biến. Phó chủ tịch của Boston Engineering giải thích “Thực tế là phần phía trước của động vật giữa ổn định khi đang bơi”. “Nó sẽ có thể dưới nước trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần nhờ vào một ác quy ”.

Rô bốt hình cá được chế tạo tại Massachusetts bởi công ty Boston Engineering, sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như dò mìn, trinh sát các tàu nổi, cảng và tàu ngầm. Tuna có thể sẽ được triển khai hoạt động trong vài năm tới.

Lopter còn cho biết, tàu ngầm sẽ có thể kết nối với UUV hình cá bằng một cáp quang, cho phép truyền tải theo thời gian thực. 

Theo Theo Business Insider
MỚI - NÓNG