Khi nào tên lửa Trung Quốc đánh chìm tàu sân bay Mỹ?

Khi nào tên lửa Trung Quốc đánh chìm tàu sân bay Mỹ?
TPO - Theo một số tờ báo, khi đó là năm 2020, lúc tên lửa DF-17 chính thức được trang bị cho lực lượng pháo binh chiến lược Trung Quốc, và khi nó “được bắn cùng lúc hoặc liên tiếp 8 quả trúng đích”. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là khi những gì người Trung Quốc tuyên bố là chính xác.

Trung Quốc nói loại tên lửa siêu thanh mới của họ là DF-17 có thể đánh chìm các tàu sân bay của Mỹ. Tuyên bố này được phát đi trên nhiều tờ báo của Trung Quốc, xuất hiện chỉ vài giờ sau khi các tàu chiến Mỹ và Anh cùng nhau đi ngang qua biển Đông.

Theo một số nhà quan sát quân sự, Trung Quốc gần như chắc chắn đã có các loại tên lửa dạng này. Nhưng có trong tay rồi, liệu họ có đủ năng lực đánh chìm tàu sân bay Mỹ hay không là câu hỏi khó trả lời hơn.

Hãng tin UPI của Mỹ dẫn lại tờ China Times của Đài Loan và một số tờ báo của Trung Quốc nói rằng tên lửa DF-17 có thể đánh chìm một tàu sân bay Mỹ “nếu bắn 8 quả liên tiếp”. Một nhà bình luận quân sự của Trung Quốc được dẫn lời trong vài bài báo nói thêm rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây “không thể” theo dõi hay đánh chặn tên lửa DF-17. Các bài báo này còn đưa ra các tuyên bố đi xa hơn rằng DF-17 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và có thể “đánh trúng bất cứ mục tiêu nào trên thế giới trong vòng một giờ”, trừ Mỹ.

DF-17 là hệ thống tên lửa siêu thanh bay ở độ cao rất lớn. Các tên lửa đạn đạo thông thường mang đầu đạn vào không gian, nơi chúng bay theo đường đạn được tính toán để cuối cùng chúng bay tới mục tiêu. Tuy nhiên, các vũ khí siêu thanh gần như không bay vào khoảng không vũ trụ. Mặc dù bay rất cao, chúng vẫn hoạt động trong phạm vi của bầu khí quyển trái đất và đến thời điểm nào đó  sẽ thay đổi góc bay đi xuống, trượt trong không khí với tốc độ vượt qua Mach 5 (gần 6.200km/h)  trên đường tới mục tiêu. Thực tế này gây khó khăn đối với bất kỳ lực lượng nào muốn đánh chặn nó.

Một số bài báo trên China Times nói rằng các tuyên bố nói trên của Trung Quốcc hoàn toàn không chính xác. Theo báo này, DF-17 có tầm bắn 1.800-2.400 km, có nghĩa là nó có vẻ là một vũ khí dùng cho khu vực, không thể là loại vũ khí tấn công toàn cầu. Cùng lúc đó, một vũ khí siêu thanh với năng lực “với tới mọi nơi trên thế giới” thì đương nhiên có thể tấn công lục địa nước Mỹ.

Vậy năng lực đánh chìm tàu sân bay Mỹ của DF-17 thì sao? Theo các chuyên gia quân sựm điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Trung Quốc sẽ phải tìm kiếm và theo dõi một tàu sân bay trong cái mênh mông của Thái Bình Dương.  Một mạng lưới các tàu quân sự Trung Quốc, hệ thống vệ tinh, máy bay, được hệ thống thông tin liên lạc hỗ trợ, từ đó cung cấp dữ liệu về vị trí cho tên lửa đặt ở bệ phóng trên mặt đất.

Trong khi đó, quân đội Mỹ sẽ tìm cách thiết lập một vòng bảo vệ quanh chiếc hàng không mẫu hạm, phá sóng liên lạc của đối phương, bắn hạ hoặc đánh chìm bất kỳ đơn vị tác chiến nào của đối phương tiến gần con tàu khổng lồ của họ.

Mặc dù nhiều người hiểu rằng  một vũ khí siêu thanh có thể phá hủy một tàu sân bay và 8 tên lửa siêu thanh có thể đánh chìm một hàng không mẫu hạm, chúng ta không thực sự biết cho đến khi Trung Quốc thực hiện tấn công. Các vũ khí siêu thanh dung chưa động năng đủ lớn để tác động mạnh đối với mục tiêu, nhưng chính xác là tên lửa DF-17 nhanh đến đâu, tích lũy bao nhiêu động năng là điều chưa rõ.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.