Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ

Mỹ từng sở hữu lực lượng tuần dương hạm hạt nhân đáng gờm nhất thế giới.  
Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 1

Lực lượng Hải quân Nga hiện nay tự hào là quốc gia sở hữu tuần dương hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới – lớp Kirov có lượng giãn nước tương đương tàu sân bay hạng nhẹ, trang bị hệ thống vũ khí tấn công hùng mạnh.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 2

Tuy nhiên, ít ai biết rằng trước khi tàu Kirov ra đời và phục vụ năm 1974, người Mỹ đã đi trước một bước, sở hữu một kho tuần dương hạm hạt nhân hùng mạnh hơn cả Hải quân Liên Xô lúc “phong độ” nhất. Lực lượng tuần dương hạm hạt nhân của nước Mỹ tồn tại tới năm 1998 mới chính thức chấm dứt, nhường chỗ cho các chiến hạm Aegis dùng năng lượng thông thường.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 3

USS Long Beach (CGN-9) - tuần dương hạm hạt nhân đầu tiên của Mỹ và cũng là đầu tiên trên thế giới gia nhập hải quân tháng 9/1961, loại biên chế năm 1995. Long Beach là chiếc duy nhất thuộc lớp tàu cùng tên, có lượng giãn nước 15.540 tấn, dài 219,84m, rộng 21,79m, mớn nước 9,32m, thủy thủ đoàn lên tới 1.160 người.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 4

USS Long Beach cũng là chiếc tàu đầu tiên trên thế giới sở hữu công nghệ radar mạng pha được thiết kế đặt trên thượng tầng độc đáo hình hộp của con tàu.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 5

Hỏa lực của nó cũng rất đáng lưu ý với việc triển khai nhiều hệ thống tên lửa gồm: tên lửa phòng không tầm trung RIM-2; tầm xa RIM-8 Talos có tầm bắn đến 185km; tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC cùng hệ thống pháo 127mm.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 6

Tháng 10/1962, Hải quân Mỹ biên chế chiếc tuần dương hạm hạt nhân thứ 2 mang tên USS Bainbridge (CGN-25) - nó cũng là chiếc duy nhất thuộc lớp tàu cùng tên. Có một điều lưu ý là khi mới biên chế, Hải quân Mỹ xếp USS Bainbridge phân loại khu trục hạm - trở thành khu trục hạt nhân đầu tiên của nước Mỹ. Mãi tới năm 1975 nó được tái thiết kế lại trở thành tuần dương hạm tên lửa dẫn đường động lực hạt nhân.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 7

Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 9.100 tấn, dài 172m, rộng 17,6m, thủy thủ đoàn 475 người. Tàu được trang bị tên lửa phòng không tầm trung Terrier, pháo hạm 76mm, tên lửa chống ngầm ASROC và ngư lôi 324mm. USS Bainbridge (CGN-25) loại biên chế Hải quân Mỹ chỉ một năm sau khi Long Beach “giã từ sự nghiệp”.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 8

Tương tự Bainbridge, khi mới biên chế cho Hải quân Mỹ năm 1967, USS Truxtun (CGN-35) được xếp phân loại khu trục hạm hạt nhân. Nhưng tới năm 1975 nó được phân loại là tuần dương hạm mang tên lửa động lực hạt nhân. Đây là chiếc tuần dương hạm sử dụng năng lượng hạt nhân thứ 3 của Hải quân Mỹ. Cũng như hai tàu kia, chỉ có một chiếc Truxtun được hoàn thành.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 9

USS Truxtun có lượng giãn nước toàn tải 8.659 tấn, dài 172m, thủy thủ đoàn 492 người. Khi mới biên chế, tàu được trang bị pháo hạm 127mm Mk42, tên lửa phòng không RIM-2 Terrier, tên lửa chống ngầm RUR-5. Sau năm 1979, nó được nâng cấp trang bị thêm tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa phòng không SM-1.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 10

Tháng 2/1974, chiếc tuần dương hạm hạt nhân thứ 4 mang tên USS California (CGN-36) gia nhập Hải quân Mỹ. Con tàu thuộc lớp California có lượng giãn nước toàn tải 11.548 tấn, dài tổng thể 181,6m, thủy thủ đoàn 544 người.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 11

Đáng lưu ý, lớp California là lớp tuần dương hạm hạt nhân đầu tiên của Mỹ được sản xuất vượt hơn 1 chiếc. Tổng cộng hai chiếc lớp này đã được chế tạo, ngoài USS California còn USS South Carolina được biên chế năm 1975. Cả hai tàu cùng rời khỏi trang bị Mỹ trong tháng 7/1999.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 12

Hỏa lực của lớp tàu này cũng là sự cách tân so với ba lớp tàu tuần dương hạt nhân trước đây khi được trang bị sẵn tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa phòng không tầm trung - xa SM-1/SM-2 và ngư lôi 324mm Mk46.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 13

Lớp tuần dương hạm hạt nhân cuối cùng của nước Mỹ là Virginia, với chiếc đầu tiên cùng tên mang phiên hiệu CGN-38 được biên chế năm 1976. Tổng cộng có 4 chiếc tàu này được chế tạo gồm: USS Virginia (CGN-38); USS Texas (CGN-39); USS Mississippi (CGN-40) và USS Arkansas (CGN-41). Tất cả các tàu này loại biên chế trong giai đoạn 1993-1998.

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 14

Lớp Virginia có lượng giãn nước 11.000 tấn, dài 178m, được trang bị tên lửa phòng không SM-1, tên lửa chống hạm Harpoon và đặc biệt là tên lửa hành trình Tomahawk, ngư lôi Mk-46, pháo hạm 127mm Mk-45

Kho tuần dương hạm hạt nhân giấu mặt của Mỹ ảnh 15

Tên lửa hành trình Tomahawk được triển khai trên các tuần dương hạm Virginia đặt trong các hộp phóng, không phải là từ bệ thẳng đứng trên các hạm tàu Aegis.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG