Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS?

Tên lửa vác vai, pháo phòng không là những thứ vũ khí tối tân của IS có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu của Không quân Nga. 
Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 1

Dù các máy bay chiến đấu Su-30SM, Su-34, Su-24M2, Su-25SM mà Nga triển khai ở Syria đều thuộc hàng cực kỳ hiện đại, tùy nhiên chúng không phải là thứ vũ khí không thể bị bắn hạ. Các máy bay Nga có lý do để phải lo ngại một số loại vũ khí tối tân của IS.

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 2

Đầu tiên là tên lửa vác vai – loại vũ khí phòng không tối tân nhất của lực lượng phiến quân IS và quân nổi dậy ở Syria hiện nay. Dù rằng, các lực lượng này còn thu giữ được không ít các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung – xa như SA-2, SA-3, SA-6 nhưng hầu như chúng không đủ khả năng sử dụng (vận hành tổ hợp tên lửa là vô cùng phức tạp, không chỉ đơn giản là nhấn nút bắn). Và tên lửa vác vai trở thành vũ khí phòng không “xương sống” phiến quân IS hiện nay.

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 3

Một số hình ảnh được công bố trong những năm qua cho thấy, phiến quân IS và quân nổi dậy Syria sở hữu 4-5 tổ hợp tên lửa vác vai gồm: 9K32 Strela-2 (hay còn gọi là SA-7); 9K38 Igla; FN-6 và cả Stinger. Trong ảnh là chiến binh quân nổi dậy ở Syria vác trên vai tên lửa phòng không 9K38 Igla (do Nga sản xuất) đạt tầm phóng khoảng 5,2km, độ cao hạ mục tiêu 3,5km, có khả năng đối phó các biện pháp gây nhiễu bằng pháo sáng.

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 4

Ảnh chiến binh IS phóng quả đạn tên lửa vác vai FN-6 – vũ khí phòng không cá nhân do Trung Quốc sản xuất. FN-6 là tên lửa phòng không vác vai thế hệ 3 được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại kỹ thuật số với khả năng đối phó hiệu quả với biện pháp gây nhiễu hồng ngoại, pháo sáng, mỗi bẫy…

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 5

FN-6 được đánh giá là có tỷ lệ đánh trúng mục tiêu đến 70% trong phát bắn đầu tiên. Đạn tên lửa đạt tầm bắn 6km, độ cao diệt mục tiêu 3,5km.

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 6

Đặc biệt, IS được cho là đã có trong tay các tổ hợp tên lửa vác vai FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất, có khả năng hạ mục tiêu ở tầm bắn đến 8km.

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 7

Nếu máy bay chiến đấu Nga sử dụng bom thông thường và rocket để không kích phiến quân IS thì họ luôn có lý do để lo ngại tên lửa vác vai của IS do phải hạ thấp độ cao. Trong khi nếu dùng vũ khí thông minh thì sẽ an toàn hơn khi có thể bắn vũ khí từ ngoài tầm phòng không. Ảnh: Máy bay Không quân Syria trúng tên lửa vác vai.

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 8

Ngoài tên lửa vác vai, phiến quân IS còn sở hữu một số vũ khí phòng không do Liên Xô (cũ) sản xuất có thể tạo thành mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu Nga.

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 9

Trong ảnh là pháo phòng không tự động AZP S-60 cỡ nòng 57mm đã được phiến quân cải tiến lắp lên khung gầm xe vận tải để cơ động dễ hơn. AZP S-60 có thể bắn tốc độ 70 phát/phút, tầm bắn 4-6km. Ngoài phòng không, phiến quân IS và quân nổi dậy ở Syria còn dùng S-60 để bắn phá các công sự của quân chính phủ.

Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? ảnh 10

Trong ảnh là bệ pháo phòng không hai nòng ZU-23-2 cỡ 23mm đặt trên khung gầm xe bán tải. Loại pháo này đạt tốc độ bắn lí thuyết 2.000 phát/phút (thực tế thì chỉ đạt 400 phát/phút), tầm bắn hiệu quả 2,5km.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.