Kịch bản Mỹ - Trung 'quyết đấu' và dự đoán đáng sợ

Kịch bản Mỹ - Trung 'quyết đấu' và dự đoán đáng sợ
TPO - Ngày 19/7, tạp chí The Diplomat của Nhật Bản đã đăng tải bài viết của chuyên gia quân sự Harry Kazianis – cựu chủ bút của tạp chí này : Tác chiến không – biển của Mỹ đối đầu chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc: Ai sẽ chiến thắng? Những dự đoán đáng sợ về cuộc chiến giữa Trung Quốc và liên minh Mỹ - Nhật đã được đưa ra.

Kịch bản Mỹ - Trung 'quyết đấu' và dự đoán đáng sợ

> Phó Tổng thống Mỹ đến châu Á bàn về Biển Đông

> Lính Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ 

TPO - Ngày 19/7, tạp chí The Diplomat của Nhật Bản đã đăng tải bài viết của chuyên gia quân sự Harry Kazianis – cựu chủ bút của tạp chí này : Tác chiến không – biển của Mỹ đối đầu chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc: Ai sẽ chiến thắng? Những dự đoán đáng sợ về cuộc chiến giữa Trung Quốc và liên minh Mỹ - Nhật đã được đưa ra.

Mới đây, một người bạn của tôi hỏi tôi một câu hỏi rất đơn giản: Nếu thực sự chiến lược tác chiến trên biển (AirSea Battle) của Mỹ phải đọ cao thấp với chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) của Trung Quốc thì ai sẽ là người chiến thắng?

Hai mồi lửa châm ngòi chiến tranh

Tuy nhiên, trước hết cho phép tôi dài dòng mấy câu. Hai khái niệm này đều có điểm then chốt không được làm sáng tỏ, đó chính là, xung đột có thể xảy ra trong tình huống nào và xung đột sẽ leo thang đến cấp độ nào. Nếu thực sự chiến lược tác chiến không – biển và chiến lược chống tiếp cận phải đọ cao thấp, vấn đề then chốt thực ra lại nằm ở tiểu tiết. Mặc dù các chuyên gia rất nhiệt tình thảo luận và phân tích hai bên có thể sử dụng vũ khí gì và sử dụng các vũ khí nào, tuy nhiên bối cảnh sử dụng các loại vũ khí này và tiếp theo sự kiện sẽ phát triển như thế nào cũng quan trọng không kém. Trong tình huống này, vai trò then chốt chính là bối cảnh.

Mô hình cư dân mạng Trung Quốc phác họa tên lửa tấn công tàu sân bay Mỹ
Mô hình cư dân mạng Trung Quốc phác họa tên lửa tấn công tàu sân bay Mỹ.

Chúng ta hãy thử bỏ một chút thời gian để nghĩ về mồi lửa châm ngòi cho cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Có 2 khả năng có thể xảy ra: Những tranh chấp trên đảo Điếu Ngư/Senkaku căng thẳng đến đỉnh điểm hoặc tranh chấp trên biển Đông xấu đi trông thấy.

Kịch bản Mỹ - Trung 'quyết đấu' và dự đoán đáng sợ ảnh 2

  Trung Quốc làm nhái hệ thống HQ-9 theo phiên bản hệ thống tên lửa phòng không S-300 lừng danh của Nga.

Trong 2 khả năng này, khả năng xảy ra xung đột lớn nhất – mặc dù bầu không khí hiện tại hết sức căng thẳng, nhưng dường như cách xung đột vẫn còn khá xa –là tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông. Tình huống có thể xảy ra nhất là tàu chiến hoặc máy bay vô tình va chạm. Những nỗ lực ngoại giao không đem lại kết quả gì, và một số người xuất phát từ một lý do nào đó, muốn để căng thẳng leo thang lên đỉnh điểm, và cũng đã bắt đầu nóng lòng, muốn quân đội đặt chân lên hòn đảo đang tranh chấp hoặc gây ra sự kiện nổ súng. Trong tình huống này, chúng ta đặt giả thiết quân đội Mỹ sẽ đến hỗ trợ cho Nhật Bản.

Những tính toán sai trong giải quyết tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (ảnh) và khu vực Biển Đông được dự báo là hai mồi lửa có thể châm ngòi chiến tranh
Những tính toán sai trong giải quyết tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (ảnh) và khu vực Biển Đông được dự báo là hai mồi lửa có thể châm ngòi chiến tranh.

Vậy thì tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì? Gần như là không thể dự đoán hướng phát triển của tình huống này, tuy nhiên từ những bài viết của các học giả Trung Quốc và Mỹ về vấn đề này, chúng ta có thể rút ra một số kết luận.

Về chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực của Trung Quốc, một lý thuyết khá phổ biến cho rằng, Trung Quốc sẽ “tập trung toàn lực” – phát động cuộc tấn công tên lửa trên quy mô lớn với căn cứ quân sự của Mỹ và Nhật Bản, từ đó chiếm trọn ưu thế và nhanh chóng giành thắng lợi. Có thể Trung Quốc sẽ phóng phủ đầu các loại tên lửa với nhiều tầm bắn và nhiều khả năng tấn công khác nhau tới sân bay của đối phương nhằm làm suy yếu thế mạnh về mặt kỹ thuật hoặc huấn luyện của đối phương.

Trung Quốc sở hữu nhiều loại tên lửa diệt hạm mua của Nga và tự sản xuất trong nước
Trung Quốc sở hữu nhiều loại tên lửa chống hạm mua của Nga và tự sản xuất trong kho vũ khí của mình.

Trung Quốc cũng có thể sẽ sử dụng hàng loạt vũ khí chống hạm (đặc biệt là tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo) để phá hủy lực lượng hải quân của đối phương. Còn có thể bố trí thủy lôi và tàu ngầm quanh khu vực đảo tranh chấp nhằm ngăn chặn đối phương chi viện lực lượng tiến vào khu vực có liên quan. Trung Quốc còn có thể sử dụng vũ khí chống vệ tinh để biến đối phương thành “gã mù”, phá hoại hệ thống chỉ huy, kiểm soát, máy tính, thông tin, tình báo, giám sát và trinh sát, đồng thời huy động vũ khí mạng để chiếm thế thượng phong.

Rất nhiều nhà chiến lược của Trung Quốc thậm chí còn cho biết, phát động cuộc tấn công phủ đầu trên quy mô lớn với sức mạnh áp đảo có thể giúp Bắc Kinh chiếm được ưu thế.

'Sát thủ diệt tàu sân bay' DF-21 của Trung Quốc được cho là có khả năng đe dọa các cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ
'Sát thủ diệt tàu sân bay' DF-21 của Trung Quốc được cho là có khả năng đe dọa các cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ.

Tất cả đều thua

Mỹ và các nước đồng minh sẽ đáp trả thế nào? Cũng sẽ rất khó khăn để đưa ra lời dự đoán này, ở một mức độ rất lớn điều này được quyết định bởi bên nào phát động tấn công trước. Nếu chúng ta đặt giả thiết Trung Quốc ra tay trước, vậy thì việc đầu tiên mà quân đội Mỹ và đồng minh cần làm là nỗ lực giữ vững năng lực tiến vào tuyến giao thông trên biển và năng lực điều binh khiển tướng vào khu vực tranh cãi để có thể điều động lực lượng với quy mô lớn đối phó.

Tàu sân bay vẫn là 'át chủ bài' trong chiến lược không-biển của Mỹ
Tàu sân bay vẫn là 'át chủ bài' trong chiến lược không-biển của Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ.
Nhưng thế hệ máy bay không người lái X-47B được đưa lên tàu sân bay sẽ giữ vai trò tiên phong, giữ cho hạm đội Mỹ nằm ngoài tầm phóng tên lửa của đối phương
Nhưng thế hệ máy bay không người lái X-47B (ảnh) được đưa lên tàu sân bay sẽ giữ vai trò tiên phong, giữ cho hạm đội Mỹ nằm ngoài tầm phóng tên lửa của đối phương.

Nếu trong chiến dịch mang tính tấn công, số lượng tên lửa mà Trung Quốc sử dụng nhiều hơn số lượng tên lửa đánh chặn mà liên minh Mỹ - Nhật có thì việc chống trả cuộc tấn công tên lửa của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thách thức. Quân đội Mỹ có thể phát động cuộc tấn công phủ đầu với lực lượng tên lửa thường quy của Trung Quốc với tiền đề là tài nguyên tình báo của quân đội Mỹ có thể trinh sát được tên lửa chuẩn bị phóng.

Họ cũng có thể phát động cuộc tấn công mạng vào hệ thống điều khiển và dẫn đường của những vũ khí này, từ đó tránh được tình trạng khiến tình thế leo thang do tấn công Trung Quốc đại lục. Quân đội Mỹ còn có thể tìm cách phá hoại hệ thống chỉ huy điều khiển của Trung Quốc, để quân đội Trung Quốc biến thành “gã mù”, không thể triển khai tác chiến phối hợp.

Mỹ đã phát triển thành công loại tên lửa siêu thanh với tốc độ cực lớn, có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên toàn cầu
Mỹ đã phát triển thành công loại tên lửa siêu thanh với tốc độ cực lớn, có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên toàn cầu.

Nhự vậy có một vấn đề sẽ trở nên hết sức thú vị. Cho dù bên giành được toàn thắng là quân đội Trung Quốc hay liên quân Mỹ - Nhật thì đều có sự ảnh hưởng lớn tới cả khu vực và toàn thế giới. Nếu không bên nào giành được thắng lợi thì sẽ thế nào?

Trong mọi khả năng về kết quả cuối cùng mà mọi người đặt giả thiết, tình huống rơi vào tình trạng bế tắc là khả năng đáng sợ nhất. Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ bắt đầu nghĩ đến việc nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân hay không? Giữa Trung Quốc và Mỹ có xuất hiện cục diện Chiến tranh lạnh hay không? Cuộc chạy đua quân sự đang ở trong trạng thái manh nha của châu Á có vì thế mà trở nên ráo riết hơn hay không? Dường như tương lai của châu Á lại một lần nữa tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn lớn hơn.

Hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 tối tân trên các tàu khu trục lớp Aegis sẵn sàng bắn hạ các tên lửa đối phương
Hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 tối tân trên các tàu khu trục lớp Aegis sẵn sàng bắn hạ các tên lửa đối phương.

Nếu thực sự xảy ra sự kiện nổ súng về vấn đề tranh chấp biển đảo ở biển Hoa Đông, rất cần các bên hết sức giữ bình tĩnh, không nên gây ra bi kịch đổ máu. Mặc dù việc thảo luận về lý thuyết quân sự đối đầu trực diện là điều rất thú vị, nhưng mối nguy hiểm mà xung đột có thể đem lại thực sự tồn tại. Điều duy nhất có thể khẳng định là không ai có thể trở thành người thắng cuộc, tất cả mọi người đều là kẻ thua cuộc.

Huy Long
Theo Xinhuanet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG