Liên minh Ả-rập chống IS của Mỹ sẽ dài lâu?

Liên minh Ả-rập chống IS của Mỹ sẽ dài lâu?
TPO - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tập hợp một liên minh các quốc gia Ả-rập có các mục tiêu khác nhau vào nỗ lực chung là tấn công lực lượng khủng bố Hồi giáo IS, nhưng liệu đó sẽ là một liên minh kéo dài?

Trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc hôm 24/9, Tổng thống Obama cảnh báo, cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan sẽ là nhiệm vụ đa phương, “mang tính thế hệ, và là nhiệm vụ của chính người dân Trung Đông”.

Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi 5 nước Ả-rập tham gia “lâu dài” cùng các máy bay chiến đấu Mỹ trong chiến dịch không kích Syria, nhằm đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Washington nhận thức rõ tầm quan trọng mang tính biểu tượng của các quốc gia Ả-rập, dòng người Sunni chiếm đa số trong cuộc chiến chống lại các phần tử cực đoan Sunni (ISIL theo cách gọi của Mỹ).

Hôm 23/9, Tổng thống Obama đã gặp các lãnh đạo Ba Ranh, Jordan, Ả-rập Saudi, Qatar và UAE để cảm ơn các nước này.

Đây là liên minh Ả-rập rộng lớn nhất mà Mỹ gây dựng được kể từ cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 dưới thời Tổng thống George H.W. Bush.

Tuy nhiên, do tính chia rẽ giữa các quốc gia Ả-rập, và “bóng ma” xung đột giữa hai dòng người Sunni-Shiite luôn lởn vởn, các chuyên gia đang bày tỏ nghi ngại về mức độ gắn kết của liên minh này.

Học giả Kim Holmes thuộc Trung tâm phân tích The Heritage Foundation (Mỹ) cho rằng: “Chúng tôi có điểm chung về lợi ích, có kẻ thù chung, nhưng vấn đề là chúng có được dài lâu?” “Họ (các nước Ả-rập) không có sức mạnh nổi trội về không quân, họ chỉ thả một vài quả bom”.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người đã thực hiện việc kết nối đồng minh đầy khó khăn, cho rằng, càng nhiều đối tác tham gia thì tính hợp pháp của chiến dịch càng cao.

“Càng có nhiều người tham gia…, tính chính nghĩa của cuộc chiến càng cao, và lại thêm nhiều người khác muốn tham gia”.

Tuy nhiên, ông Holmes dự đoán: “Nếu IS bị hạ bệ và dần bị đẩy lui, một số nước Ả-rập sẽ bắt đầu rời khỏi liên minh”.

Các mục tiêu khác nhau, các nước Ả-rập khi tham gia liên minh sẽ khiến tình hình xung đột tại Trung Đông càng bị xoáy sâu.

Chuyên gia Ramzy Mardini thuộc viện nghiên cứu chính sách Atlantic Council (Mỹ), nhận định, Ả-rập Saudi muốn “kiểm soát và gây ảnh hưởng” trong trường hợp chế độ thay đổi ở Syria và Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

“Tổ chức Nhà nước Hồi giáo có thể chỉ là màn diễn tập”. “Màn diễn chính sẽ tiếp theo sẽ là về địa chính trị trong khu vực và sự tranh giành đối với Syria”.

Một số nhà quan sát tin rằng, các quốc gia Ả-rập đang hi vọng, đáp lại sự ủng hộ của họ, Mỹ sẽ giúp họ thực hiện những sách lược trong nước cũng như đối với khu vực.

“Động lực bên trong của các quốc gia Ả-rập dòng Sunni có thể giúp Mỹ vượt qua giai đoạn đầu tiên là đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo, để rồi sau đó tiến đến giai đoạn hai thay đổi chế độ tại Syria”.

“Không chỉ nhằm vào các chiến binh IS, nó sẽ diễn biến tới hệ quả lớn hơn đối với khu vực”.

Học giả James Traub cho rằng, thế giới Ả-rập không cần hợp tác phương Tây để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Theo Theo New Vision
MỚI - NÓNG