Lộ khách hàng đầu tiên mua tên lửa KS-1A SAM Trung Quốc

hệ thống phòng không tầm trung KS-1A SAM
hệ thống phòng không tầm trung KS-1A SAM
TPO - Việc ký kết giữa Myanmar và Tổng công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác của Trung Quốc để mua 4 hệ thống phòng không tầm trung KS-1A SAM tiến hành từ tháng 1/2013, nhưng hơn 1 năm sau, thông tin bản hợp đồng mới bị rò rỉ.

Các trang tin quân sự của Ấn Độ ngày 3/2 cho biết, việc chuyển giao 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1A SAM (tên đầy đủ là KaiShan-1A SAM, hay HQ-12 hoặc Hồng Kỳ-12 với biến thể trong nước) thực hiện sau 1,5 năm kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến hành bàn giao cho Myanmar từ tháng 6/2014. Điều đó đồng nghĩa Myanmar là quốc gia nước ngoài đầu tiên sử dụng hệ thống tên lửa phòng không KS-1A SAM của Trung Quốc.

Hệ thống phòng không tầm trung KS-1A SAM do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghiệp Không gian vũ trụ Trung Quốc thiết kế sản xuất và là “sản phẩm nội địa 100% của Trung Quốc”.

Hệ thống bắt đầu được thử nghiệm từ năm 1989, đến năm 1998 được đưa vào sản xuất với số lượng hạn chế. Sau nhiều lần cải tiến, năm 2007 KS-1A SAM bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Tên lửa KS-1A SAM sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với lực đẩy kép trên cơ sở của tên lửa HQ-2, trọng lượng 886kg.

KS-1A SAM có thể tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao từ 500m đến 25km, tầm bắn xa 7-42km, tối đa 50km, tốc độ bay cao nhất 1.200m/s.

Các radar kiểm soát bắn tên lửa này được thiết kế chủ yếu để chống máy bay có cánh cố định và trực thăng, nhưng nó cũng được cho là có khả năng hạn chế trong chống tên lửa hành trình.

Một khẩu đội KS-1A SAM bao gồm một radar tìm kiếm mục tiêu, một radar kiểm soát bắn, bốn bệ phóng với 8 tên lửa sẵn sàng phóng và 18 quả đạn dự bị.

Theo Vpk.name
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.