Lộ thêm tin VN có thể mua 'sát thủ săn ngầm'

Lộ thêm tin VN có thể mua 'sát thủ săn ngầm'
Quan chức Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) đã hé lộ thêm một số thông tin về quy trình cung cấp máy bay P-3 Orion nếu Việt Nam quyết định mua.

Lộ thêm tin VN có thể mua 'sát thủ săn ngầm'

Quan chức Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) đã hé lộ thêm một số thông tin về quy trình cung cấp máy bay P-3 Orion nếu Việt Nam quyết định mua.

Tạp chí Jane’s Defence dẫn lời quan chức cấp cao Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cho hay, Việt Nam có thể sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ bán máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion.

Phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển (của Lockheed Martin) Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2.

“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói.

Sức mạnh của hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể với những chiếc P-3
Sức mạnh của hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể với những chiếc P-3.

Tuy nhiên, theo ông Fearnow, những chiếc P-3C bán cho Việt Nam là trường hợp đầu tiên không bao gồm vũ khí, được trang bị hệ thống trinh sát biển giống như cảm biến hồng ngoại nhìn trước và hệ thống khác. Dù vậy, ông Fearnow cũng lưu ý rằng, nếu mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp thì các hệ thống vũ khí có thể được cung cấp sau này.

Cũng theo ông này, Lockheed Martin “khuyên” Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn.

Theo ông Fearnow, hiện có hàng trăm chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-3A/B/C đang lưu giữ tại căn cứ không quân Davis – Monthan (bang Arizona).

Khi khách hàng quyết định lựa chọn biến thể nào đó, những máy bay đó được chuyển tới nhà máy của Lockheed Martin ở Greenville (bang Nam Carolina) để đại tu sửa chữa lớn. Ở đó, người ta sẽ lắp đặt cánh mới và cánh đuôi do nhà máy ở Marietta (bang Georgia) sản xuất.

Với việc lắp đặt các bộ phận mới, tuổi thọ máy bay có thể coi là không phụ thuộc vào thời gian, thời hạn sử dụng bổ sung khoảng 15.000 giờ bay (tương đương 20 năm phục vụ).

Ông Fearnow lưu ý thêm rằng, Lockheed Martin đang bận rộn với việc sửa chữa cánh máy bay cho một số khách hàng hiện tại nhưng lại không có đơn đặt hàng mới trong năm 2012. Do vậy sẽ có một khoảng cách trong dây chuyền sản xuất của họ. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho các thỏa thuận tiềm năng nào đó với Việt Nam.

“Dây chuyền sản xuất cánh máy bay có thể bị giới hạn bởi thời gian”, ông Fearnow nói.

Tuy nhiên, công ty đang đàm phán để thay thế bộ cánh cho 2 máy bay của cơ quan Khí tượng Chính phủ Mỹ (NOAA), 6 bộ cho Canada (thêm vào 10 bộ đã mua), 8 bộ cho Đức, 2 bộ cho Chile và 20 bộ cho Nhật Bản. Lockheed Martin hy vọng rằng, các hợp đồng này sẽ giữ cho dây chuyền sản xuất cánh máy bay đủ dài để thực hiện bất kỳ hợp đồng tương lai nào cho Việt Nam.

Ông Fearnow không thể tiết lộ chi tiết hợp đồng và thời hạn giao hàng, ngoại trừ việc nói rằng Việt Nam có khả năng tìm kiếm máy bay càng sớm càng tốt.

“Việc Việt Nam tìm mua máy bay săn ngầm của Mỹ, phần lớn do lo ngại mối đe dọa trên Biển Đông từ các tàu ngầm Trung Quốc”, ông Fearnow nói.

Bước tiếp theo trong thỏa thuận mua máy bay P-3 Orion sẽ là thư đề nghị chính thức của chính phủ Việt Nam gửi tới chính phủ Mỹ về giá cả máy bay. Một khi điều này được thực hiện, quá trình lựa chọn biến thể phù hợp, phục hồi, tân trang khung máy bay sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng.

Theo Kiến thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG