Lỗi nghiêm trọng khiến tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ có thể tự đốt cháy đuôi khi bay

Chiến đấu cơ F-35 trị giá 78 triệu đô la Mỹ
Chiến đấu cơ F-35 trị giá 78 triệu đô la Mỹ
TPO - Có vẻ như máy bay chiến đấu F-35 trị giá 78 triệu đô la Mỹ lại bộc lộ lỗi nghiêm trọng: có thể đốt cháy đuôi của nó ở chế độ bay siêu âm.

Rất nhiều tiền đã được chi để khắc phục các lỗi của F-35 - các nhà phê bình gọi đó là thảm họa 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ. Văn phòng Chương trình phát triển F-35 lại nói với Defense News rằng các lỗi này không đáng phải sửa chữa, và thay vào đó sẽ được giải quyết bằng cách thay đổi các thông số vận hành,

Lỗi nghiêm trọng, được Defense News đề cập lần đầu vào năm 2019, có nghĩa là ở độ cao lớn, các phiên bản F-35 của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ chỉ có thể bay với tốc độ siêu âm (trên 1235km/h, có nghĩa là nhanh hơn tốc độ âm thanh-PV)  trong thời gian ngắn trước khi có nguy cơ bị tổn hại cấu trúc khung thân.

Vấn đề có thể khiến tiêm kích F-35C của hải quân Mỹ không thể thực hiện các cuộc đánh chặn ở tốc độ siêu âm, các chuyên gia nói.

Theo tin của Defense News, biến thể F-35C hoạt động trên tàu sân bay và phiên bản B cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ mà không cần khắc phục các lỗi, Văn phòng Chương trình phát triển F-35 nói.

Theo tài liệu của Defense News, các thiệt hại tiềm tàng từ việc duy trì tốc độ cao sẽ ảnh hưởng không chỉ đến khung và lớp phủ tàng hình, mà còn vô số ăng-ten nằm ở phía sau máy bay F-35.

Mặc dù có vẻ kỳ quặc khi một chiếc máy bay được mua để bay ở tốc độ siêu âm lại không thể làm điều đó trong thời gian dài, F-35 có thể không cần phải làm điều đó thường xuyên, Defense News đưa tin.

Trái ngược với F-22 bay siêu âm là bắt buộc chiến thuật, đối với F-35, bay siêu âm là chỉ khi phải “đập vỡ kính trong trường hợp khẩn cấp”, Bryan Clark, một nhà phân tích của Viện Hudson, sĩ quan hải quân đã nghỉ hưu, nói.

Nhưng một phi công hải quân đã nghỉ hưu nói với Defense News năm ngoái rằng những hạn chế đối với động cơ đốt sau có thể là cái chết trong chiến đấu tầm gần.

Khái niệm hoạt động của F-35 là tiêu diệt máy bay địch trước khi nó có thể phát hiện F-35, nhưng dựa vào khả năng tấn công tầm xa là một niềm tin vốn đã bị sụp đổ của không quân hải quân Mỹ.

Trong chiến tranh Việt Nam, các máy bay chiến đấu phản lực hạng nặng như Phantom F4 mang tên lửa ở độ cao lớn, trong cái lạnh - 40C khi bay, rồi phải trú ẩn trong những khu rừng nóng ẩm, gây ra tỷ lệ hỏng hóc tên lửa cao - một thực tế không được công bố vào thời điểm đó.

F-35 có tốc độ tối đa Mach 1.6, so với Mach 2  của F-16 và Mach 2.5 của F-15. Trần bay của nó là 15.200m, so với 18.200m của hai loại máy bay kia.

Vào năm 2015, Không quân Mỹ đã thử nghiệm F-35 trong một cuộc đấu súng tầm ngắn với một chiếc F-16D, và phi công F-35 phàn nàn rằng nó thua sút nhiều mặt so với đối thủ nhanh nhẹn hơn nhiều của nó.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.