Mang ‘ngựa thồ’ Il-76 của không quân Nga đi ném bom?

Mang ‘ngựa thồ’ Il-76 của không quân Nga đi ném bom?
TPO - “Ngựa thồ” IL- 76 là máy bay vận tải chủ lực trong Không quân Nga. Nhưng nó còn có vai trò ít người biết, là máy bay ném bom, trong trường hợp cần thiết.

Đội máy bay nhào lộn biểu diễn lừng danh “Các hiệp sỹ Nga” vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài và đi hộ tống như thường lệ là một vận tải cơ Il-76 MD. Tháng trước, đội tùy tùng của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cũng đến Việt Nam trên một chiếc Il-76 MD. Có nhiều phiên bản Il-76 như chở quân, tiếp dầu, cứu hỏa… nhưng cơ bản nó là máy bay vận tải. Tuy nhiên, người Nga có truyền thống thiết kế vận tải cơ với những đặc điểm cần thiết để khi cần, các máy bay vận tải cũng có thể trở thành máy bay ném bom.

Mang ‘ngựa thồ’ Il-76 của không quân Nga đi ném bom? ảnh 1 Il-76 của Không quân Nga

Tháng 3/2015, Nga tuyên bố họ đã đưa bom lên một máy bay vận tải Il-76. Một bức ảnh được công bố cho thấy chiếc máy bay to lớn trong một sân bay đầy băng tuyết, nhưng điều đặc biệt là nó được gắn những quả “bom ngu” trên cánh.

Mang ‘ngựa thồ’ Il-76 của không quân Nga đi ném bom? ảnh 2 Gắn bom lên  máy bay Il-76

Đối với người Nga, biến máy bay vận tải thành máy bay ném bom không phải điều gì quá mới mẻ.

Nga hiện không trong tình trạng chiến tranh, ngay cả ở thời điểm 2015, nhưng các máy bay vận tải Nga hay trước đây là Liên Xô luôn được thiết kế với nhiệm vụ dự phòng là ném bom. Thậm chí rất nhiều loại máy bay gần như thuần túy dân sự được xuất xưởng trong thời Liên Xô cũng được gắn sẵn móc mang bom và tháp pháo để trong trường hợp cần thiết có thể phòng ngự.

Nếu không quân cảm thấy thiếu máy bay ném bom, họ có thể nhanh chóng tích hợp vũ khí tấn công lên máy bay vận tải, ngay cả khi các loại máy bay này thiết các thiết bị thả/ném chính xác.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Không quân nhân dân Việt Nam từng sử dụng các máy bay cổ lỗ Antonov An-2 cánh quạt, hai tầng cánh để thực hiện các phi vụ ném bom. Vào tháng 1/1968, Không quân Nhân dân Việt Nam đã sử dụng vận tải cơ An-2 vào một nhiệm vụ rất quan trọng là tấn công “chọc mù” cụm cứ điểm radar của Mỹ trên đất Lào. Cụm cứ điểm Pa Thí, giúp dẫn đường cho các máy bay Mỹ tấn công miền Bắc và giám sát các diễn biến ở đây, đã bị phá hủy.

Trong khi lực lượng máy bay của miền Bắc hạn hẹp và phải căng ra bảo vệ  trước lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ, quân ta đã sử dụng máy bay An-2. Chúng được lắp giàn phóng rocket lên cánh và những ống lắp thẳng đứng giúp không quân thả đạn cối.

Trong giai đoạn tấn công quân Khmer Đỏ, quân đội ta đã sử dụng An- 26, một máy bay vận tải hạng nhẹ, ném bom bọn diệt chủng ở Campuchia. Cuối tháng 3/1984, Không quân Nhân dân Việt Nam dùng những chiếc An-26 đánh sâu vào các căn cứ của tàn quân Khmer đỏ, làm tê liệt cơ quan đầu não của chúng. Ngày 8/3/1984, Trung đoàn 918 đưa 8 chiếc An- 26 vào chuẩn bị chiến đấu tại Biên Hòa.

7 máy bay được lắp bom, mỗi chiếc mang 27 quả bom Mk 81 do Mỹ sản xuất. Một chiếc làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy.

Lúc 10 giờ, An-26 nhận lệnh xuất kích, từng chiếc một nối nhau cất cánh. Tổ bay dẫn đầu đội hình do Trung đoàn trưởng chỉ huy, 6 chiếc khác bay sau và "khóa đuôi" là máy bay làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy.

Đến 11 giờ 34 phút, tổ bay dẫn đầu đội hình giữ hướng bay 265 độ, qua Kaoh Nhek, tiếp cận mục tiêu ở phía trước 29 km.

Đội hình An-26 thoát ly khỏi khu vực chiến đấu, lấy hướng về Tân Sơn Nhất và lần lượt vào hạ cánh an toàn. Cấp trên thông báo bom của An-26 rơi trúng căn cứ của tàn quân Khmer đỏ và FULRO. 9/3/1984 được ghi nhận là ngày máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 của Không quân Nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu.

An -26 là máy bay đã lạc hậu, tuy nhiên các máy bay Il-76 đời mới đã được cải tiến và trang bị nhiều thiết  bị hiện đại. Việc nó có khả năng mang bom là không có gì đáng ngạc nhiên.

MỚI - NÓNG