Mỹ có thể hủy diệt tên lửa đạn đạo của Trung Quốc

Mỹ có thể hủy diệt tên lửa đạn đạo của Trung Quốc
TPO - Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) khẳng định, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D mới của Trung Quốc có thể bị đánh chặn và không thực sự là “kẻ thay đổi cuộc chơi”.

> 'Điểm mặt' siêu vũ khí Mỹ dàn trận tại châu Á

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21C
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21C.

Dù có những cảnh báo đáng ngại từ nhiều nhà phân tích quốc phòng Mỹ rằng, nước này đang đối mặt nguy cơ mất tàu sâu bay bởi tên lửa đạn đạo Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo Ronald O’Rourke, một chuyên gia CRS về tác chiến hải quân Mỹ, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc (lâu nay được đồn đoán là sát thủ tàu sân bay Mỹ) có thể bị hạ bởi “việc triển khai kết hợp các biện pháp chủ động và bị động”.

Theo báo cáo “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Hệ lụy đối với năng lực Hải quân Mỹ” ra cuối tháng 3/2013, O’Rourke cho rằng, chuỗi tấn công của tên lửa đạn đạo Trung Quốc không phải không thể đánh chặn.

Ở một số giai đoạn trong chuỗi tấn công của tên lửa đạn đạo Trung Quốc, các biện pháp chủ động và bị động có thể được thực hiện nhằm đánh chặn. Các giai đoạn này gồm: Khi tàu bị phát hiện, dữ liệu được truyền tới bệ phóng tên lửa Trung Quốc, tên lửa được phóng, khoang đầu đạn trở về của tên lửa Trung Quốc tìm thấy mục tiêu.

Mỹ có thể hủy diệt tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ảnh 2

O’Rourke đưa ra một số đề xuất biện pháp cụ thể nhằm đối phó với DF-21D như sau:

Thứ nhất, Hải quân Mỹ có thể làm nhiều hơn để kiểm soát phát xạ điện từ hay sử dụng tín hiệu nghi binh.

Thứ hai, Hải quân Mỹ có thể sử dụng hệ thống nhằm vô hiệu hóa hoặc gây nhiễu hệ thống trinh sát và tìm mục tiêu tầm xa trên biển, phá hủy tên lửa đạn đạo Trung Quốc ở các giai đoạn bay khác nhau, nghi binh, giăng bẫy tên lửa đạn đạo Trung Quốc khi chúng tiếp cận mục tiêu đã được xác định.

Các giải pháp lựa chọn nhằm phá hủy tên lửa đạn đạo Trung Quốc đang bay gồm: Phát triển phiên bản tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo BMD SM-3. Hải quân Mỹ cũng nên đẩy mạnh mua sắm tên lửa đánh chặn ở giai đoạn cuối SM-3 Block IIA để thay thế tên lửa SM-2 Block IV.

Các lựa chọn khác gồm: Phát triển và triển khai các súng ray điện từ, đẩy mạnh phát triển và triển khai vũ khí laze điện tử tự do cường độ cao (shipboard high-power free electron lasers), laze thể rắn (solid state lasers) trên các chiến hạm.

Các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc có thể bị đánh chặn khi chúng tiếp cận mục tiêu xác định nếu các chiến hạm Mỹ được trang bị những hệ thống tác chiến điện tử hay hệ thống tạo đám mây khói nhằm gây nhiễu ra đa dẫn đường giai đoạn cuối cho tên lửa Trung Quốc.

Mỹ có thể hủy diệt tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ảnh 3

O’Rourke cho rằng, Quốc hội Mỹ nên xem xét liệu phiên bản Flight III của khu trục hạm DDG-51 lớp Arleigh Burke mà Hải quân Mỹ dự định mua sắm vào năm 2016.

Theo chuyên gia CRS, DDG-51 sẽ có đủ khả năng tác chiến đối không (AAW) và chống tên lửa đạn đạo (BMD) nhằm thực hiện nhiệm vụ phòng không và chống tên lửa (AMMDR) trước lực lượng tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc.

Khu trục hạm Flight III DDG-51 được tăng cường khả năng AAW và BMD so với thiết kế Flight IIA DDG-51 hiện tại.

Flight IIA DDG-51 được trang bị phiên bản ra đa phòng không và chống tên lửa mới, có đường kính 12-14 feet. Với kích thước này, ra đa mới nhạy hơn so với ra đa SPY-1 trang bị trên khu trục hạm Flight IIA DDG-51.

Đỗ Tuấn
Theo DefenceNews

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.