Mỹ nói 'chưa có cách' đối phó bom lượn siêu thanh DF-17 của Trung Quốc

Mỹ nói 'chưa có cách' đối phó bom lượn siêu thanh DF-17 của Trung Quốc
TPO - Trong số các vũ khí được mang ra duyệt binh nhân quốc khánh Trung Quốc, có một thứ được nhiều người săm soi: Tên lửa siêu thanh Đông Phong 17 (DF-17). Có 18 mô hình đặt trên xe phóng diễu qua lễ đài.

Theo tạp chí Diplomat, DF-17 là loại vũ khí mà cộng đồng tình báo Mỹ hồi năm 2017 đã dự đoán sẽ trở thành vũ khí siêu thanh đầu tiên được triển khai trên thế giới. Lực lượng Tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc có thể sẽ đưa hệ thống tên lửa này vào trực chiến trong năm tới.

Nhưng điều gì khiến DF-17 hấp dẫn và liệu nó có thực sự đặc biệt?

Câu trả lời của chuyên gia Ankit Panda trên Diplomat: “Như nhiều thứ khác, nó cũng còn tùy”.

Theo ông, hiện nay có rất nhiều lý luận thổi phồng xung quanh cái gọi là “vũ khí siêu thanh”, nhưng chúng thực ra đã xuất hiện vài lần trong lịch sử. Ví dụ, các tên lửa đạn đạo liên lục địa ra đời cuối những năm 1950  và đầu những năm 1960 đã chứng kiến đầu đạn của chúng đạt tốc độ siêu thanh. Và siêu thanh là từ mô tả về tốc độ.

Từ này đề cập bất cứ cái gì di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh hoặc lớn hơn nữa. Hiện tại, tên lửa siêu thanh được chia làm hai loại: tên lửa hành trình siêu thanh (hypersonic cruise missile) và bom lượn siêu thanh (hypersonic boost-glide weapon). Loại thứ hai tinh vi hơn và thu hút sự chú ý hơn.

Về trường hợp DF-17, từ lâu Trung Quốc đã tìm cách chế tạo một hệ thống có độ chính xác cao. Các nhà phân tích Mỹ nói sai số của nó chỉ là vài mét.

Mỹ nói 'chưa có cách' đối phó bom lượn siêu thanh DF-17 của Trung Quốc ảnh 1 DF-17 trong lần duyệt binh hôm 1/10

Trong thông báo dịp diễu binh vừa qua, Trung Quốc nói DF-17 là vũ khí công ước. Điều đó có nghĩa là khi triển khai trong lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc, nó không có vai trò trong việc phát động tấn công hạt nhân. Điều này có thể thay đổi trong tương lai, nhưng sự chính xác của hệ thống cho phép nó có vai trò là một vũ khí công ước hữu hiệu.

Trong một cuộc xung đột, các loại vũ khí như DF-17 sẽ tạo ra một thách thức đáng sợ cho Mỹ và đồng minh. Ví dụ, một cuộc tấn công nhanh công ước có thể vô hiệu hóa các trung tâm chỉ huy của Mỹ và thậm chí phá hủy các sân bay ở “chuỗi đảo thứ nhất” (kéo dài từ Nhật Bản tới Malaysia). Các quan chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại về sự bất lực của họ trong việc phòng vệ trước mối đe dọa này.

“Chúng tôi không có phương tiện phòng thủ nào có thể ngăn chặn các loại vũ khí như thế”, tướng John Hyten, người nay là phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ, nói hồi tháng 3 năm ngoái.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.