Mỹ sẵn sàng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu

Mỹ sẵn sàng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu
TPO - Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa dẫn đường nâng cấp, SM-3 Block 1B, một trong những thành tố quan trọng thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis mà Mỹ đang triển khai ở châu Âu.

Theo thông báo của Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ, vụ thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn SM-3 Block 1B là tiền đề quan trọng giúp Mỹ đẩy nhanh việc triển khai hệ thống phòng thử tên lửa mặt đất Aegis ở Romania vào cuối năm nay.

Theo đó, tên lửa được bắn đi từ một căn cứ ở Hawaii vào hôm 9/12, đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung.

Mỹ khẳng định kế hoạch này chỉ nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Iran, Triều Tiên và không chống lại Nga. Tuy nhiên, Moscow bày tỏ lo ngại việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu tạo ra mối đe dọa cho lực lượng chiến lược và làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của Nga.

“Cuộc thử nghiệm thành công cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và tên lửa SM-3 Block 1B đủ điều kiện để triển khai tại Romania vào cuối năm nay”, tuyên bố của hãng sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới Raytheon.

Tổ hợp Aegis từ lâu đã được sử dụng trên các tàu của Hải quân Mỹ và đang được Mỹ triển khai trên đất liền như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tích hợp mà Mỹ cùng với các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lập ra.

Mỹ có kế hoạch triển khai trạm tên lửa đánh chặn cơ động SM-3 Block ở Romania vào cuối năm nay 2015, và ba năm sau sẽ triển khai tiếp ở Ba Lan.

Tuyên bố của Lầu Năm góc cho biết, việc bố trí các trạm phòng thủ tên lửa thích ứng theo từng giai đoạn của việc thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, trong đó có Ba Lan và Romania, để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của các nước thuộc NATO theo như kế hoạch đã được đề ra đến năm 2018.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.