Mỹ tìm kiếm, cứu hộ phi công gặp nạn trên biển thế nào (phần 2)

Máy bay trực thăng Mỹ.
Máy bay trực thăng Mỹ.
Lực lượng Không quân Hải quân Mỹ hiện nay là lực lượng có nhiều kinh nghiệm nhất thế giới về việc tìm kiếm các phi công, gặp tai nạn trên biển và cũng là lực lượng có nhiều phương tiện trang bị tìm kiếm hiện đại nhất.

Nhưng trên mặt biển một không gian tìm kiếm rộng đến 30 km đường kích theo quy chuẩn, các quân nhân Mỹ vẫn phải nhìn bằng mắt thường. Một vấn đề khó khăn, mắt thường hay bỏ qua những điểm đặc biệt trên không gian rộng lớn. 

Do đó, theo truyền thông nước ngoài, từ năm 1976 Mỹ đã nghiên cứu khả năng sử dụng chim bồ câu để tìm kiếm con người và các đối tượng trong tầm nhìn của chim bồ câu trên biển. Chim bồ câu như đã biết biết, có tầm nhìn chi tiết và sắc nét hơn nhiều so với con người.

Theo truyền thông nước ngoài,  những con chim (ba chú chim bồ câu trên một máy bay trực thăng cứu hộ), được đào tạo để phản ứng với màu đỏ, màu cam và màu vàng, quen với tiếng ồn và độ rung, đặt trong các thùng đặc biệt (mỗi thùng có góc quan sát khoảng 120 °), gắn dưới thân máy bay và trên phần dưới mũi máy bay.

Khi tìm thấy vật thể có màu sắc phù hợp, chim bồ câu mổ vào một phím đặc biệt làm đóng một mạch điện, trong khoang lái sẽ có tiếng kêu bíp và đèn bảng điều khiển sáng lên, chỉ ra khu vực mà chim bồ câu nhìn thấy. Phi công điều khiển máy bay quay về hướng chim phát hiện và tiến hành tìm kiếm kỹ lưỡng. Chim bồ câu tiếp tục đánh tín hiệu cho đến khi nó nhìn thấy rõ ràng chiếc phao cứu sinh.

Một điều khá thú vị là đến 77% trường hợp chim bồ câu tìm thấy vật thể trôi nổi trước phi hành đoàn máy bay trực thăng. Theo kết quả của những bài kiểm tra thực tế, các chuyên gia Mỹ kết luận rằng khi tìm kiếm trên biển các đối tượng nhỏ có màu sắc nhất định, chim bồ câu quan sát có hiệu quả hơn so với con người. Vì vậy, công việc theo hướng này vẫn tiếp tục mặc dù cho đến ngày nay, không rõ kết quả là lực lượng SAR có sử dụng chim bồ câu hay không.

Để trực tiếp hỗ trợ cho người bị nạn trong phi hành đoàn máy bay trực thăng cứu hộ có một người nhái. Các nhà khoa học nhận xét rằng khi rơi xuống biển, nạn nhân khó có thể tránh khỏi bị chấn thương, bị sốc và mất sức, thường không thể tự mình thực hiện động tác buộc mình vào thiết bị nâng hạ và chủ động khi được kéo lên máy bay trực thăng.

Trong mọi tình huống, bất kể nạn nhân thể hiện sức lực thế nào, người nhái nhất thiết phải nhảy xuống nước (từ độ cao 3-4,5 m với tốc độ máy bay trực thăng của khoảng 16 km / h), giải thoát phi công khỏi dù, đưa nạn nhân vào trong cáng nổi và buộc cáng vào với chính mình, sau đó sử dụng thiết bị nâng hạ đưa cả hai lên trực thăng.

Mỹ tìm kiếm, cứu hộ phi công gặp nạn trên biển thế nào (phần 2) ảnh 1

Đưa người bị nạn lên máy bay trực thăng cứu hộ.

Quy định này được thực hiện chặt chẽ để tránh trường hợp người bị nạn rơi trở lại xuống biển. 

Các đội cứu hộ thường tuyển chọn nhân sự từ những học viên tốt nghiệp trường của người nhái cứu hộ, đã hoàn thành trước đó khóa học tại Trường đào tạo các phi công.

Ngoài việc sử dụng thành thạo những trang thiết bị hiện đại trong cứu hộ, các học viên còn phải có khả năng sơ cứu thương tích đầu tiên và phục hồi chức năng tim phổi của người gặp tai nạn bằng một bộ trang thiết bị y tế đặc biệt, có sẵn trên các máy bay trực thăng.

Tất cả những người nhái – cứu hộ hàng năm phải trải qua kỳ kiểm tra sát hạch năng lực làm việc trên biển (bao gồm kiểm tra lý thuyết và thực hành trên biển).

Trường đào tạo người nhái - cứu hộ hoạt động tại căn cứ Không quân Hải quân Jacksonville. Biên chế tổ chức không lớn - một chỉ huy và tám giáo viên - huấn luyện viên. Chương trình đào tạo được thiết kế cho bốn tuần (160 giờ đào tạo, trong đó 90 giờ giành cho các bài tập thực hành). Sau khi học viên tốt nghiệp được cấp chứng chỉ “người nhái – cứu hộ, thành viên phi hành đoàn máy bay trực thăng cứu hộ) và được cử đến các đội tìm kiếm cứu hộ SAR. Trong bốn năm tính đến 2009, đã có 490 người được đào tạo ở cơ sở này.

Trực tiếp lực lượng cảnh sát biển Mỹ cứu hộ phi công bị rơi trên biển ven Virginia

Lãnh đạo cơ quan quản lý tổ chức các đơn vị tìm kiếm cứu hộ trong lực lượng Không quân Hải quân Mỹ (KQHQ) là tư lệnh trưởng lực lượng SAR, có trụ sở chính đặt tại căn cứ không quân Pensacola. Ban tham mưu lực lượng có trách nhiệm trong việc thực hiện và liên tục cập nhật các chương trình tìm kiếm và cứu hộ SAR phục vụ KQHQ, trong đó bao gồm các vấn đề như từ đào tạo nhân lực và kiểm tra thử nghiệm các thiết bị cứu hộ mới.

Trụ sở của lực lượng SAR đặc biệt quan tâm đến chuẩn hóa chương trình SAR. Để thực hiện mục đích này, cơ quan chỉ huy, điều hành SAR đã phát triển các tài liệu có liên quan, giúp cho phi hành đoàn máy bay cứu hộ và trực thăng cứu hộ hoạt động đồng bộ, thống nhất. Năm 1981 đã phát hành cuốn tài liệu “Hướng dẫn tìm kiếm và cứu hộ trong lực lượng Hải quân”, hướng dẫn chi tiết cho tất cả các đơn vị và các phân đội thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ. Sau cuốn tài liệu trên, một cuốn sách khác được biên soạn là cuốn sách “Tài liệu chỉ dẫn tìm kiếm và cứu hộ”, cấp cho phi hành đoàn máy bay trực thăng.

Theo các bài phân tích được đăng tải trên báo Mỹ, chìa khóa của sự thành công trong sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ không chỉ là cơ cấu tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu hộ có kỹ năng và kinh nghiệm cao, mà còn phụ thuộc vào cấp độ chuẩn bị để tồn tại trên môi trường biển của các phi công. Mỗi thành viên của không quân phải chắc chắn rằng nếu có sự cố buộc phải rời máy bay trên biển, phi công có thể tự chờ đợi đến lúc được giải cứu.

Trong lực lượng KQHQ, có một chương trình đào tạo các phi công có khả năng sống còn lâu dài trong tình huống rơi trên biển lớn. Chương trình nhằm mục đích giảng dạy những điều cơ bản cho phi công hoặc phi hành đoàn có thể trôi dạt trên biển trong điều kiện khí tượng khó khăn, truyền đạt kỹ năng sống sót trong những tình huống và điều kiện khác nhau, rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị cứu sinh, phát triển cấp độ tự tin vào khả năng sống còn.

Huấn luyện theo chương trình này được thực hiện trong các trường đào tạo si quan chỉ huy KQHQ, trong các căn cứ không quân và phi đội chiến đấu. Đặc biệt, tại căn cứ không quân ở North Island còn có các khóa học hai ngày đào tạo cho đội bay khả năng sống sót trên biển. Giáo viên - giảng viên, là những phi công, sĩ quan đã trải qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam và những học viên xuất sắc. Mỗi tuần đào tạo đến 40 người, được gửi đến từ các phi đội chiến đấu trên các chiến trường.

Các trực thăng Mỹ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển Hoa Đông gần Hàn Quốc

Một sự quan tâm đặc biệt dành cho việc huấn luyện các phi công lái máy bay vận tải, chú trọng là (máy bay trực thăng) khả năng sống còn, chương trình này được tổ chức trong các ban tham mưu của các không đoàn và các đơn vị binh chủng liên quân. Công tác huấn luyện đặt trọng tâm vào các trang thiết bị mô phỏng tình huống.

Theo báo chí phương Tây, tất cả các căn cứ KQHQ Mỹ và Lính thủy Đánh bộ được trang bị các thiết bị mô phỏng khác nhau, bao gồm thiết bị dành cho một người và thiết bị dành cho nhiều người, mô phỏng tình huống mất định hướng không gian; thiết bị dù – mô phỏng tình huống rơi xuống nước và tháo dù trong nước; thiết bị nhiều ghế ngồi dìm nước – mô phỏng tình huống máy bay trực thăng bị lật trong nước và phương pháp thoát ra khỏi máy bay, thiết bị mô phòng tình huống máy bay vận tải lao xuống nước và phương pháp thoát ra khỏi buồng lái dưới nước; các tình huống giải cứu khác nhau.

Thiết bị mô phỏng đáng chú ý nhất là thiết bị huấn luyện đa ghế. Theo báo chí Mỹ, từ tháng 7/1963 đến tháng 2/1975 đã có khoảng 234 chiếc máy bay trực thăng bị rơi xuống nước hoặc bắt buộc phải hạ cánh xuống nước, trên máy bay bao gồm cả phi hành đoàn, có khoảng 1.100 người. Gần một nửa trong số những người được giải cứu đã thoát khỏi máy bay từ dưới nước. Đó là lý do tại sao KQHQ Mỹ thực hiện chương trình đào tạo như vậy và chương trình được ưu tiên đặc biệt.

Thiết bị này, được thiết kế tương tự như khoang lái và hành khách của máy bay trực thăng, có thể huấn luyện đào tạo cùng lúc cho sáu người. Thiết bị  được treo ở độ cao 1-2 m trên mặt nước, sau đó thiết bị cabin bị thả rơi xuống nước. Khi cabin bị chìm xuống nước và sẽ xoay quanh trục dọc. Những người được huấn luyện thoát ra khỏi thiết bị mô phỏng, được bảo hiểm bằng các thợ lặn, trang bị hệ thống liên lạc thường xuyên với sĩ quan chỉ huy huấn luyện.

Một phương tiện hiệu quả đào tạo phi công KQHQ kỹ năng sống sót là một thiết bị mô phỏng huấn luyện phương pháp ra khỏi buồng lái dưới nước, bài huấn luyện này có ý nghĩa bắt buộc đối với tất cả các phi công và hoa tiêu. Thiết bị là một buồng lái mô phỏng, trượt theo đường ray xuống một bể bơi và phi công phải thoát ra khỏi buồng lái. Ngoài ra còn có bài tập huấn phi công phải thoát khỏi dây đeo an toàn, hệ thống dây treo dù và bơi lên được mặt nước.

Theo nhận định của Bộ tư lệnh lực lượng KQHQ Mỹ, khả năng thành công trong huấn luyện thoát ra từ những chiếc máy bay bị rơi xuống nước là 91,5%, khả năng phi công thành công thoát ra khỏi dù dưới nước chỉ có 66%.

Để tăng cường khả năng sống còn trong những tình huống khẩn cấp, lực lượng KQHQ Mỹ đang phát triển một hệ thống đào tạo toàn diện. Trong tất cả các bài tập có một bài tập quan trọng nhất là mỗi phi công máy bay chiến đấu, vận tải hoặc một máy bay trực thăng trong huấn luyện thường xuyên buộc phải thực hiện một bước nhảy dù xuống nước từ độ cao 150-180 m, thực hiện các hành động cần thiết để tự giải thoát và bơi lên khỏi mặt nước triển khai các thiết bị đảm bảo sự sống, sau đó máy bay trực thăng cứu hộ sẽ kéo người học từ mặt nước lên máy bay.

Đây là những nét đặc trưng nhất của công tác tìm kiếm và cứu hộ phi công rơi trên biển của lực lượng KQHQ Mỹ. Những nét đặc trưng này đã tạo điều kiện cho lực lượng KQHQ nâng cao sức chiến đấu đáng kể và kỹ năng sống còn của phi công trong điều kiện tác chiến trên biển lớn. Mặc dù vậy, các tình huống đáng tiếc vẫn tiếp tục xảy ra ngoài ý muốn của khoa học công nghệ, công tác huấn luyện phi công, tổ chức chỉ huy tìm kiếm và cứu hộ.  

Cách đây không lâu vào ngày 12/9/2014,  Hai chiếc F / A-18 Hornet thuộc không đoàn 17 trên tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) gặp tai nạn va chạm và  rơi xuống biển vào hồi 17:40 trong khi hoạt động thường xuyên trên biển Tây Thái Bình Dương. Một phi công đã nhanh chóng được tìm thấy, cứu hộ  và đã trở về Carl Vinson. KQHQ và Hải quân tiến hành nỗ lực tìm kiếm phi công thứ hai. Hoạt động tìm kiếm có sự tham gia của tàu tuần dương tên lửa có điều khiển USS Bunker Hill (CG 52) và tàu khu trục tên lửa điều khiển USS Gridley (DDG 101) và máy bay trực thăng thuộc phi đoàn trực thăng chiến thuật số 15 (HSC 15) và máy bay trực thăng thuộc phi đoàn trực thăng tấn công số 73 (HSM 73). Đến ngày 15/9, lực lượng tìm kiếm và cứu hộ không thể tìm được phi công thứ 2, KQHQ Mỹ tuyên bố phi công này đã thiệt mạng.

Thực tế cho thấy, mặc dù được huấn luyện kỹ lưỡng và trang bị rất hiện đại, những sự cố tai nạn trên biển dẫn đến tổn thất sinh lực vẫn song hành cùng với lực lượng KQHQ tất cả các nước trên thế giới.


Theo VietTimes
MỚI - NÓNG