Nâng cao tự hào, tự tôn dân tộc với Chiến thắng Điện Biên Phủ

TPO - Ngày 25/4, tại tỉnh Điện Biên, Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và hiện thực (7/5/1954 - 7/5/2019)".

Tham dự hội thảo có các Ủy viên T.Ư Đảng: Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Văn Sơn. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài Quân đội.
 
Hội thảo gồm ba phần: “Những vấn đề chung”, “Điện Biên Phủ - Hội tụ sức mạnh Việt Nam”, “Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”, với trên 80 tham luận được nghiên cứu, chuẩn bị công phu, nghiêm túc.

Nâng cao tự hào, tự tôn dân tộc với Chiến thắng Điện Biên Phủ ảnh 1 Các đại biểu trao đổi tại hội thảo, sáng 25/4

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các đại biểu dự hội thảo tập trung khẳng định, làm sáng tỏ, sâu sắc hơn một số nội dung: Bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực và trong nước; phân tích âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong Đông Xuân 1953-1954; sự hình thành tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - nỗ lực chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; khả năng ứng phó của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ trước đòn tiến công chiến lược của ta. Đồng thời, khẳng định chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo toàn dân kháng chiến…

Tại hội thảo, tham luận của các đại biểu cũng tập trung làm rõ vị trí, vai trò sự phối hợp của các chiến trường trong cả nước với Điện Biên Phủ, của các lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung; đặc biệt là vai trò, đóng góp của hậu phương, căn cứ địa cách mạng; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; vai trò của nhân tố chính trị, tinh thần, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
 
Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam khẳng định: Những bài học kinh nghiệm từ chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cần được vận dụng, phát huy giá trị và tiếp tục nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh mới, thời đại mới. Kết quả của hội thảo đã góp phần làm sâu sắc những vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra từ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ; nâng cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc; củng cố niềm tin và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vào sự nghiệp đổi mới đất nước…

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.