NATO – Nga đối đầu trên không gian mạng

NATO – Nga đối đầu trên không gian mạng
Khối liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang sửa soạn tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn trong lĩnh vực an ninh mạng. Theo kịch bản, kẻ xâm lược là một trong những nước châu Phi.
NATO – Nga đối đầu trên không gian mạng ảnh 1

Tuy nhiên, các nguồn tin cho thấy, các quan chức đại diện NATO thừa nhận rằng trên thực tế lực lượng Liên minh đang chuẩn bị để đẩy lùi những tấn công tiềm năng của hacker Nga, Trung Quốc hay Iran.

Bài viết về đề tài này trên báo "Kommersant" nhận xét rằng cả Bộ Quốc phòng Nga cách đây không lâu cũng công bố cuộc đấu thầu các nghiên cứu trong lĩnh vực an ninh thông tin.

Ngoài những nội dung chuyên môn thông thường, giới quân sự Nga quan tâm đến các phương pháp và phương tiện tránh hệ thống chống virus, phương tiện tường lửa và bảo vệ hệ điều hành.

Để tham gia cuộc đấu thầu này, mời những người Nga có khả năng và động cơ thúc đẩy về giải quyết các nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật quy mô phục vụ lợi ích của đất nước.

Trả lời phóng viên Đài "Tiếng nói nước Nga", nhiều chuyên viên xác nhận thái độ nghiêm túc của chính quyền trong dự định này. Chẳng hạn, như ý kiến của ông Aleksandr Vlasov Giám đốc Phát triển kinh doanh của hãng "Grotek".

“Vũ khí điều khiển học đang phát triển với nhịp độ nhanh chóng. Đề tài hiện đang ở trọng tâm chú ý của các cơ quan quốc gia. Bởi vì mọi người đều hiểu rõ rằng, trong lĩnh vực này chậm trễ nghĩa là chết. Bây giờ cần phải tính đến từng giây đồng hồ. Và nếu không thi hành những biện pháp tuyệt đối chính xác để bảo vệ cơ sở hạ tầng cực kỳ quan trọng, thì rất có khả năng là một sớm mai nào đó chúng ta sẽ thức giấc ở thời kỳ đồ đá - không có điện, liên lạc di động bị cắt đứt, hoàn toàn vô hiệu hóa tất cả các hệ thống điều hành và v.v...”.

Nhìn chung Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng sự kiện như vậy. Chất lượng truyền thống về đào tạo kỹ thuật, những thành quả hiển nhiên của trường phái toán-tin trong nước đã làm Nga trở thành một đối thủ điều khiển học hùng mạnh đáng gờm. Lập luận tương tự do ông Aleksandr Pisemsky chuyên viên độc lập về an ninh thông tin nêu lên trong cuộc phỏng vấn của đài "Tiếng nói nước Nga".

“Tôi nghĩ rằng sẽ không hợp lý nếu các nước NATO xem Nga như là đối thủ với tiềm năng yếu kém. Xưa nay Nga luôn luôn nổi tiếng có nhiều người thông minh. Kỹ thuật IT hiện đại và các công nghệ cao của nước ta phát triển rất tốt. Trong đó kể cả khối Nhà nước.

Những công trình nghiên cứu và phát minh sáng chế do các cơ sở kinh doanh hoặc Nhà nước tiến hành đều làm tăng mức độ mạo hiểm cho NATO từ phía Nga. Còn Nga đương nhiên cũng có những kế hoạch để chặn đứng những thể loại khác nhau của cuộc tấn công mạng, và chuẩn bị phương án đáp trả. Tuy nhiên, dù bất kỳ trường hợp nào, đều cần phải nâng cao khả năng phòng thủ của đất nước chúng ta trong không gian mạng”.

Chiến tranh mạng còn đồng thời là những cuộc tấn công tâm lý. Cách đây chưa lâu, nạn nhân của cuộc tấn công như vậy đã là Mỹ. Ở đây ta nói về khối lượng khổng lồ những tài liệu mật công bố trên trang web WikiLeaks. Hàng loạt chuyên viên cũng nêu thí dụ điển hình về chiến tranh không gian mạng hiện đại dẫn đến cái gọi là “Mùa xuân Ả Rập” - loạt các cuộc cách mạng lan ra trên địa bàn các nước Trung Đông rộng lớn, kích động cơ chế xung đột cục bộ đẫm máu. Chuyên viên Aleksandr Vlasov phát biểu ý kiến bổ sung như sau:

“Tôi không bàn về vũ khí điều khiển học, mà muốn nói về chiến dịch tâm lý qui mô được thiết kế dàn dựng vô cùng công phu và tinh vi. Quả thực những nhân vật cổ vũ và tổ chức đã làm việc rất hiệu quả với "Mùa xuân Ả Rập".

Nếu nhìn vào vũ khí điều khiển học trên bình diện ý tưởng rộng lớn hơn, thì trong đó có thể bao hàm cả vô số cuộc tấn công thông tin khác nhau - tất cả những gì từng gắn với cuộc chiến tranh ý thức hệ thời Liên Xô. Tôi cho rằng chính từ đó mà Nga đã thuộc danh sách những đối thủ chính của NATO. Còn vị thế đối thủ điều khiển học hay là đối thủ thông thường thì đã chẳng có gì khác biệt quan trọng”.

Có vẻ là chính ở đây bộc lộ sai lầm cơ bản của các chiến lược gia NATO. Tư duy lành mạnh mách bảo rằng những đối tác cơ bản về đối thoại quốc tế đứng ở hàng cuối cùng trong số những quốc gia mà người Mỹ cần phải cảnh giác đề phòng.

Tuy nhiên, lối suy nghĩ theo phe khối và lô-gic tâm lý kiểu ý thức hệ lỗi thời vẫn vượt lên tất cả. Và người Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến máy móc chống lại bóng ma quá khứ mà không nhận thấy những đe dọa quân sự và kinh tế hiện thực mà họ đang đang đối mặt.

Theo VOR

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.