Nga có bắn hạ được máy bay ném bom tàng hình? Hãy nghe người Mỹ nói

Nga có bắn hạ được máy bay ném bom tàng hình? Hãy nghe người Mỹ nói
TPO - Không quân Mỹ đã hoàn thành đánh giá thiết kế kỹ thuật quan trọng đối với máy bay ném bom tàng hình đời mới B-21 Raider, chiếc máy bay được các nhà phát triển cho là đánh dấu một giai đoạn mới trong công nghệ tàng hình, có thể vượt qua các hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới.

Vũ khí phòng không S-300 và S-400 do Nga chế tạo, được nhiều người tin là thuộc hàng tốt nhất thế giới, có thể sử dụng công nghệ kỹ thuật số để kết nối, truyền dữ liệu theo dõi và nhắm bắn mục tiêu trên các địa hình rộng lớn. Các hệ thống phòng không này sử dụng công nghệ chỉ huy và điều khiển tiên tiến phát hiện máy bay qua dải tần số rộng hơn nhiều so với các hệ thống trước đây.

Xu hướng kỹ thuật này đã châm ngòi cho các cuộc tranh luận toàn cầu về việc liệu chính công nghệ tàng hình có thể trở nên lỗi thời hay không. Hoa Kỳ hiện đang phát triển thế hệ máy bay tàng hình thứ tư. Công nghệ tàng hình thể hiện trong việc chế tạo vỏ chiếc máy bay và các đặc điểm về tán xạ nhiệt để tránh bị radar đối phương phát hiện.

Khi nói đến máy bay tàng hình, tín hiệu trở về (sau khi phát đi từ radar) có thể không tồn tại hoặc có tính chất hoàn toàn khác so với máy bay  thông thường. Chẳng hạn, một chiếc máy bay tàng hình sẽ xuất hiện dưới hình dạng một con chim hoặc côn trùng trước radar của kẻ thù.

Nga có bắn hạ được máy bay ném bom tàng hình? Hãy nghe người Mỹ nói ảnh 1 Mô hình máy bay B-21 Raider

Tuy nhiên, theo Kris Orsborn, chuyên gia cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ, mức độ đe dọa gia tăng được tạo ra bởi các hệ thống phòng không tiên tiến (như các hệ thống S-300, S-400 và sắp tới là S-500 của Nga) buộc giới quân sự Mỹ phải thừa nhận rằng máy bay tàng hình thực sự dễ bị tổn thương hơn nhiều so với khi chúng mới xuất hiện.

Các nhà phát triển của không quân Mỹ nay xem khả năng tàng hình như một thứ bao gồm nhiều thông số, không chỉ cấu hình tàng hình, triệt tiêu hồng ngoại và các vật liệu tránh radar mà còn là các yếu tố quan trọng khác như gây nhiễu điện tử, hoạt động trong điều kiện thời tiết bất lợi để hạ thấp tín hiệu âm thanh và tiến hành các cuộc tấn công song song với các máy bay ít tàng hình khác để thu hút sự chú ý từ các hệ thống phòng không của đối phương.

Với các yếu tố này, các nhà phát triển của không quân Mỹ thường đề cập đến cấu hình tàng hình chỉ đơn thuần là một mũi đột phá trong một loạt các phương pháp cần thiết để đánh bại các phòng không hiện đại, ông Osborn viết trên National Interest. “Máy bay tàng hình kết hợp với máy bay thông thường, đánh lừa và gây nhiễu điện tử sẽ làm phức tạp thêm tác chiến phòng thủ của đối phương “.

 Một bài báo nhiều tác giả (đều là sỹ quan không quân Mỹ) giải thích rằng công nghệ tàng hình mới hơn có thể vượt qua các hệ thống phòng không đa tần tiên tiến phải sử dụng một đặc tính được gọi là tàng hình băng thông rộng.

Tàng hình băng thông rộng đa băng tần hoặc đa cấp tàng hình, được thiết kế để tránh né cả radar giám sát khu vực tần số thấp cũng như radar tần số cao, cũng nhấn mạnh vào các thiết kế không có mặt cắt ngang hiển thị trên rada như hiện đang được áp dụng đối với B-21.

Hình ảnh máy bay B-21 do không quân Mỹ công bố mô tả một thiết kế không sử dụng các bề mặt điều khiển bay thẳng đứng như đuôi. Không có bề mặt thẳng đứng phản xạ radar từ các cạnh bên, máy bay ném bom mới sẽ có RCS (mặt cắt ngang radar) làm giảm phản xạ không chỉ từ phía trước và phía sau mà còn từ các phía, khiến việc phát hiện từ mọi góc độ trở thành một thách thức, các chuyên gia Mỹ viết.

Tuy không nói thẳng ra, nhưng các chuyên gia người Mỹ đều không thể bác bỏ khả năng máy bay tàng hình, trong đó có tiêm kích và ném bom tàng hình, bị bắn hạ. Khả năng sống sót của chúng, nói cho đầy đủ, ngoài dựa vào khả năng tàng hình, còn phụ thuộc một loạt các yếu tố khác như sự phối hợp tác chiến, thời tiết và năng  lực tác chiến của đơn vị phòng không đối phương.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.