Nga phô diễn tên lửa bất chấp căng thẳng với Mỹ trong vấn đề INF

Dàn tên lửa Iskander-M của Quân đội Nga, hiện đang gây tranh cãi khi Mỹ cáo buộc Nga vi phạm INF, qua đó tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này
Dàn tên lửa Iskander-M của Quân đội Nga, hiện đang gây tranh cãi khi Mỹ cáo buộc Nga vi phạm INF, qua đó tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này
TPO - Trong khi Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước Giải trừ vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) vào ngày 2/2, với lý giải Nga không tuân thủ INF, thế nhưng bất chấp căng thẳng vẫn chưa hạ nhiệt, mới đây Nga đã 'trình làng' dàn bệ phóng Iskander-M phóng tên lửa 9M729 như một động thái tỏ rõ quan điểm.

Được biết, phía Mỹ luôn lấy lý do Nga chưa loại bỏ tên lửa 9M729 (định danh NATO là SSC-8) trong biên chế quân đội để đe dọa rút khỏi INF. Mới đây, trong buổi triển lãm loại tên lửa này do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, đông đảo tùy viên quân sự các nước tại Nga đã đến tham dự. Thế nhưng, các tùy viên quân sự Mỹ, Anh, Pháp, Đức, EU và NATO đã không có mặt tại sự kiện này.

Nga phô diễn tên lửa bất chấp căng thẳng với Mỹ trong vấn đề INF ảnh 1  
Nga phô diễn tên lửa bất chấp căng thẳng với Mỹ trong vấn đề INF ảnh 2  
Nga phô diễn tên lửa bất chấp căng thẳng với Mỹ trong vấn đề INF ảnh 3
Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi triển lãm tên lửa 9M729 do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức
Trong suốt buổi giới thiệu, Bộ Quốc phòng Nga đã cung cấp những thông số về tính năng đặc biệt của 9M729, mà Mỹ cho rằng Moscow thử nghiệm loại tên lửa này để nhằm vào lãnh thổ mình. 9M729 có tầm bắn nhỏ nhất lên đến 50 km, tầm bắn xa nhất lên đến 480 km, không nằm trong diện phải cắt giảm theo INF. Bên cạnh tên lửa 9M729, bệ phóng Iskander-M (định danh NATO là SS-26 Stone) có thể phóng bốn tên lử 9M729 cũng được trưng bày trong buổi triển lãm.
Tư lệnh Pháo binh Nga Mikhail Matveevsky cho biết, tầm bắn nói trên đã được xác nhận bởi Bộ Tư lệnh chiến lược và qua các bài bắn thử nghiệm. Theo ông Matveevsky, động cơ tên lửa, khoang chứa nhiên liệu và hệ thống đẩy tên lửa vẫn giữ nguyên so với phiên bản trước đó là 9M728. Thay đổi duy nhất là đầu đạn nhẹ hơn, khiến tầm bắn xa nhất giảm khoảng 10 km.
Mỹ đã ký INF với Liên Xô vào năm 1987, theo đó hai bên cam kết cắt giảm các đầu đạn và tên lử hạt nhân có tầm bắn từ 500 đến 5000 km.
Theo Theo Sputniknews
MỚI - NÓNG