Nga tính hồi sinh tàu ngầm hạt nhân nhanh nhất thế giới

Tàu ngầm Alpha khi được Liên-xô chạy thử
Tàu ngầm Alpha khi được Liên-xô chạy thử
Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, hải quân nước này đang suy nghĩ việc hồi sinh tàu ngầm Alpha, vốn được coi là chiếc tàu ngầm nhanh nhất thế giới từng được chế tạo.

“Chúng tôi đã có 2 thập kỉ chế tạo và sử dụng tàu ngầm Alpha. Đây là một dự án cực kì tham vọng của Liên-xô khi họ được trang bị hàng loạt các công nghệ mới chỉ trên một chiếc tàu. Điều này khiến nó trở nên quá phức tạp và không thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, với những công nghệ của thế kỉ 21, việc sở hữu một chiếc tàu như Alpha giờ đã là điều dễ thực hiện hơn trước”, một quan chức của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Đã có 7 chiếc tàu Alpha được Liên-xô đóng trong thời gian từ 1971 đến 1981. Ngoài việc có thân tàu làm bằng titan, lò phản ứng hạt nhân của nó còn có kích thước nhỏ gọn và cho ra công suất lớn, điều khiến kích cỡ tàu có thể được thu nhỏ và tạo điều kiện để nó tăng tốc nhanh hơn. Các thông tin của Alpha không được Nga công bố, tuy nhiên, nó có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 76 km/h. Do có tốc độ nhanh và linh hoạt, Alpha được sử dụng cho nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu trên biển.

Tuy nhiên, nhược điểm của lò phản ứng hạt nhân trên Alpha là vòng đời sử dụng rất ngắn, cũng như cần duy trì nhiệt độ ấm thường xuyên ngay cả khi không sử dụng. 

Sự đặc biệt của Alpha còn được thể hiện ở việc nó có khả năng tự động vận hành một số tính năng, nhờ đó, giảm số thủy thủ đoàn phục phụ trên tàu xuống chỉ còn khoảng 31 người. Ban đầu, Liên-xô nghĩ đây sẽ là lợi thế, tuy nhiên, việc quá ít nhân lực khiến đoàn thủy thủ khó có thể sửa chữa tàu ngay trên biển. Ngoài ra, rất ít cảng biển có thể đáp ứng được nhu cầu khi Alpha cập bến vì sự khác biệt và hiện đại của nó.

Chính vì sự thiếu thực tế này mà toàn bộ 7 chiếc Alpha đã bị đưa khỏi biên chế của Liên-xô vào năm 1996.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nếu họ quyết định tiếp tục phát triển Alpha, nó cũng không cần một sự đổi mới nào mang tính bước ngoặt, tuy nhiên, số lượng thủy thủ đoàn hợp lí là từ 50 đến 55 người.

Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.