Nga trang bị đạn tên lửa mới cho pháo chống tăng

Nga trang bị đạn tên lửa mới cho pháo chống tăng
Phát biểu trước báo giới tại Moscow vừa qua, đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết sẽ trang bị thế hệ đạn tên lửa bắn qua nòng pháo chính mới trên dòng xe pháo chống tăng tự hành Sprut-SDM1 thuộc lực lượng đổ bộ đường không.

Theo nguồn tin trên, đạn tên lửa mới chuẩn số hóa được thiết kế để bắn qua nòng pháo chính 125mm trên Sprut-SDM1 và việc chỉ thị và dẫn đường cho tên lửa được tích hợp trực tiếp vào hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe. Đặc biệt, với độ chính xác cao và tốc độ bay lớn, đạn tên lửa mới trang bị trên Sprut-SDM1 còn có thể bắn hạ các mục tiêu bay thấp như máy bay trực thăng hay thiết bị bay không người lái của đối phương.

Nguồn tin trên cho biết thêm, đạn tên lửa mới được phát triển trên cơ sở tên lửa Invar-M với tầm bắn tối đa tới 5.000m và tốc độ tên lửa khoảng 350m/giây. Với kết cấu đầu nổ dạng nối tiếp (tandem), tên lửa mới có khả năng xuyên thủng tới hơn 900mm RHA (giáp thép cán đồng nhất). Đại diện Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, nó đủ khả năng tiêu diệt các dòng xe tăng hiện đại, kể cả khi chúng được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA).

Nga trang bị đạn tên lửa mới cho pháo chống tăng ảnh 1  Pháo tự hành diệt tăng  Sprut-SDM1. Ảnh: Rian.

Cùng với đạn tên lửa mới, Sprut-SDM1 cũng được nâng cấp khả năng chiến đấu với hệ thống quan sát ngày-đêm chuẩn kỹ thuật số do Tổ hợp Tractor Works phát triển.

Đánh giá về khả năng chiến đấu của pháo tự hành Sprut-SDM1, chuyên gia về kỹ thuật thiết giáp, Viktor Murakhovsky nhận định: “Với việc trang bị thế hệ tên lửa mới kế thừa công nghệ của Invar-M, Sprut-SDM1 có hiệu quả tác xạ gần gấp đôi các dòng xe tăng hiện đại. Trong khi tầm bắn hiệu dụng của nhiều dòng xe tăng hiện đại chỉ khoảng 2km, thì Sprut-SDM1 đạt tới 5km. Đó là lợi thế lớn của dòng pháo tự hành này”.

Cùng với xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4, Sprut-SDM1 trong thời gian tới sẽ là trang bị tiêu chuẩn cho các đơn vị đổ bộ đường không Nga.

Theo Theo Quân đội Nhân dân
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.