Nga-Ấn Độ củng cố hợp tác quân sự khiến Mỹ 'tiến thoái lưỡng nan'

Nga-Ấn Độ củng cố hợp tác quân sự khiến Mỹ 'tiến thoái lưỡng nan'
TPO - Hội nghị thượng đỉnh không chính thức giữa Nga và Ấn Độ vừa kết thúc là dấu hiệu cho sự củng cố trong quan hệ hợp tác quân sự giữa 2 nước.

Các nhà phân tích cho rằng, trong những năm gần đây, Mỹ có ý định thay thế Nga trở thành đối tác quân sự chính của Ấn Độ. Ấn Độ và Nga củng cố quan hệ hợp tác cho thấy chính sách cưỡng cầu của Mỹ đối với Ấn Độ đã gặp phải những trở ngại và đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 21/5 đã có cuộc đàm phán kéo dài 3 giờ tại dinh thự Bocharov Ruchei (Sochi). Đánh giá cao hợp tác quân sự 2 nước, tổng thống Putin nói: “Bộ quốc phòng của chúng ta (Nga-Ấn) đã xây dựng được mối quan hệ hết sức thân thiết và sự hợp tác tuyệt vời. Điều đó chứng tỏ quan hệ hợp tác của chúng ta đã đạt tầm rất cao về chiến lược”.

Cùng lúc, các quan chức Ấn Độ tiết lộ rằng, 2 nước đã bước vào vòng đàm phán cuối về thương vụ Ấn Độ mua 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga trị giá gần 6 tỷ USD. Hệ thống phòng không này có thể phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu máy bay không người lái, tên lửa, máy bay trinh sát, máy bay ném bom tàng hình và máy bay ném bom chiến lược trong phạm vi bán kính 400km, độ cao 30km.

Việc Ấn Độ quyết định mua S-400 cũng có nghĩa là những nỗ lực của Mỹ bán hệ thống phòng thủ Patriot cho Ấn Độ đã thất bại. Các nhà quan sát quân sự cho rằng, một trong những nguyên nhân Ấn Độ lựa chọn S-400 là bởi sự thể hiện kém hiệu quả của Patriot trên chiến trường Yemen.

Rahul Badi, một nhà phân tích thuộc tập đoàn Jane's Information, tin rằng Ấn Độ lựa chọn S-400 là bởi hiệu năng vượt trội so với Patriot, đồng thời nhằm cân bằng ảnh hưởng của Mỹ.

Theo New York Times, thời điểm mua S-400 của Ấn Độ hết sức tinh tế. Đối với Mỹ, Nga là đối tượng trừng phạt, trong khi Ấn Độ đang là đối tượng lôi kéo. Việc Ấn Độ và Nga đã ký các đơn hàng quốc phòng lớn, sẽ khiến Mỹ rơi vào thế khó xử. Mỹ không muốn từ bỏ, nhưng cũng sẽ thực hiện không thành công chính sách lôi kéo Ấn Độ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi nhậm chức đã ban hành một chính sách mới ở Nam Á, coi Ấn Độ là bàn đạp, từ đó gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á. Ngoài ra các tập đoàn vũ khí của Mỹ cũng ra sức cố gắng hi vọng giành lấy thị trường Ấn Độ. Tập đoàn Lockheed Martin đã hứa sẽ chuyển dây chuyền sản xuất tiêm kích F-16 sang Ấn Độ nhằm đạt được các đơn hàng từ nước này.

Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Thụy Điển, từ năm 2013 đến 2017 nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ đứng đầu thế giới chiếm 12% tổng nhập khẩu vũ khí toàn cầu, trong đó Nga là bạn hàng lớn nhất với 62%.

Theo Tân hoa xã
MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.