Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk

Tên lửa hành trình tấn công Tomahawk phải trải qua những công đoạn sản xuất rất nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng ra chiến trường.
Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 1

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk là một sản phẩm độc đáo của tập đoàn Raytheon, Mỹ. Ban đầu loại tên lửa này do General Dynamics giới thiệu vào năm 1970, sau đó Raytheon đã mua lại thiết kế tên lửa Tomahawk.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 2

General Dynamics cũng tham gia vào quá trình sản xuất tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. 

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 3

Nhân viên kỹ thuật đang lắp ráp thành phần của tên lửa. Tên lửa Tomahawk bao gồm một ống hình trụ làm bằng thép, phần mũi chứa thiết bị điện tử làm nhiệm vụ dẫn đường, tiếp đến là khối thuốc nổ, sau cùng là động cơ giúp nó hành trình đến mục tiêu.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 4

Người ta trang bị cho tên lửa Tomahawk động cơ phản lực F107-WR-402, động cơ này giúp tên lửa hành trình đến mục tiêu với tốc độ khoảng 890 km/h.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 5

Tên lửa Tomahawk có chiều dài 5,56 m (không có động cơ tăng cường nhiên liệu rắn), 6,25 m (có động cơ tăng cường), đường kính 0,52 m, trọng lượng 1.300 kg (không có động cơ tăng cường), 1.600 kg (có động cơ tăng cường).

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 6

Tên lửa Tomahawk có tầm bắn dao động từ 1.300 đến 2.500 km tùy biến thể. Nó có thể mang theo đầu đạn thông thường nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật W80.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 7

Biến thể Tomahawk phóng từ xe phóng di động trên đất liền. Ngoài ra, Tomahawk có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và phóng từ trên không.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 8

Sau khi Nga-Mỹ ký Hiệp ước cắt giảm lực lượng tên lửa hạt nhân tầm trung INF,  biến thể Tomahawk phóng từ đất liền đã bị loại bỏ theo điều khoản trong hiệp ước.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 9

Biến thể Tomahawk phóng từ máy bay không được đưa vào sử dụng. Ngày nay, tên lửa này chỉ hoạt động với 2 biến thể phóng từ tàu chiến mặt nước và từ tàu ngầm.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 10

Tên lửa Tomahawk có hệ thống dẫn đường rất tinh vi được xem là chuẩn mực cho tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Hệ thống dẫn đường của nó kết hợp giữa dẫn hướng quán tính INS ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa nó sử dụng kiểu dẫn đường men theo địa hình TERCOM. Giai đoạn cuối tên lửa sử dụng kiểu dẫn đường so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC kết hợp với định vị toàn cầu GPS để khóa và tấn công mục tiêu.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 11

Nhờ cơ chế dẫn đường tinh vi, Tomahawk có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 2.500 km với bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng ± 3 mét.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 12

Một trong những điểm đáng sợ của Tomahawk là loại đầu đạn bom chùm BLU-97 chứa hàng trăm đạn con, chúng được kích nổ từ trên không và có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất trên một khu vực rộng lớn.

Ngắm dây chuyền sản xuất 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk ảnh 13

Tên lửa Tomahawk là vũ khí đầu tiên mà Mỹ sử dụng để đánh đòn phủ đầu trong các chiến dịch quân sự thời gian qua. Do đó, giới quân sự thế giới gọi tên lửa này với biệt danh "Sứ giả chiến tranh"

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG