Nguy cơ chiến tranh biên giới Trung - Ấn đến mức nào?

Lính biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ trên biên giới
Lính biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ trên biên giới
TPO - Nếu Bắc Kinh coi New Delhi là trở ngại chính cho việc hiện thực hóa tham vọng thống trị châu Á của họ, một cuộc đụng độ dữ dội hơn các xung đột lẻ tẻ vừa qua dọc biên giới Trung-Ấn rất có thể xảy ra.

Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn trong các vấn đề đối ngoại trong những năm gần đây, từ các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở biển Đông, đến các động thái “ngoại giao cơ bắp” giữa đại dịch coronavirus.

Theo Foreign Policy, một số học giả đã lập luận rằng một sự chuyển đổi quyền lực sắp xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ, quốc gia trong thực tế là bá chủ toàn cầu hiện nay. Trong khi New Delhi cũng đã trở thành một tay chơi quyết đoán hơn trong chính trị toàn cầu, sự trỗi dậy của họ không khiến Mỹ lo ngại nhiều.

Các cuộc đụng độ biên giới gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ có vẻ ngày càng đáng lo ngại trong bối cảnh các thay đổi quyền lực này. Thỏa thuận Rajiv Gandhi-Đặng Tiểu Bình mở đường cho một số thỏa thuận quản lý biên giới (bao gồm các thỏa thuận năm 1993 và 1996 liên quan đến các biện pháp xây dựng lòng tin và thỏa thuận năm 2005 về các thông số chính trị hướng dẫn đàm phán biên giới).

Gần đây, các hội nghị thượng đỉnh cấp cao giữa hai quốc gia ở Vũ Hán và Mamallapuram, đã đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý mối quan hệ tổng thể Trung-Ấn. Tuy nhiên, ngay cả khi thỏa thuận năm 1988 cho phép sự yên tĩnh tương đối dọc biên giới và thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ, không có vấn đề lớn nào, trong đó có tranh chấp biên giới, được giải quyết.

Trung Quốc và Ấn Độ đều hiểu giữa họ có “mối quan hệ cực kỳ phức tạp”, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Ngoài tranh chấp biên giới, một số vấn đề cốt lõi trong cuộc cạnh tranh Trung-Ấn bao gồm Tây Tạng (sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chính phủ lưu vong Tây Tạng và hàng chục ngàn người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ), quan hệ đối tác Trung Quốc - Pakistan và các ảnh hưởng chồng chéo của hai nước ở châu Á. Những vấn đề này đã trở nên nổi bật hơn trong bối cảnh hai quốc gia cùng lúc tăng cường sức mạnh bất đối xứng.

Khả năng vật chất của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn thay đổi liên tục; Trung Quốc tiếp tục vượt xa Ấn Độ dọc theo hầu hết các trục quyền lực ngay cả khi New Delhi tìm cách tăng cường khả năng của chính họ. Theo Ngân hàng Thế giới, Ấn Độ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn Trung Quốc hàng năm trong giai đoạn 2014-2018.

Trong khi tác động kinh tế dài hạn của đại dịch coronavirus vẫn chưa rõ ràng, nền kinh tế nhỏ hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn một chút có nghĩa là nó có khả năng thu hẹp khoảng cách quyền lực với Trung Quốc, ít nhất là trong dài hạn. Nói cách khác, Ấn Độ là cường quốc duy nhất đang trỗi dậy đối với Trung Quốc, ngay cả khi Trung Quốc phát triển nhanh hơn các cường quốc khác như Nhật Bản và Mỹ.

Ngoài việc tích lũy quyền lực trong nước, Ấn Độ cũng đang xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược mạnh mẽ với các đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Trong khi đó, một Trung Quốc đang trỗi dậy đã ổn định biên giới phía bắc với Nga và đang nỗ lực phá hoại sự thống trị của Mỹ trong cộng đồng hàng hải Đông Á thông qua việc hiện đại hóa quân đội và thúc đẩy xây dựng các đảo. Về cơ bản Trung Quốc chỉ còn vấn đề biên giới với một đối thủ chưa được giải quyết: cụ thể là biên giới Trung-Ấn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc đang gây áp lực định kỳ lên Ấn Độ dọc theo mặt trận này, một xu hướng chỉ có khả năng leo thang.

Khi Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng, Trung Quốc sẽ ngày càng coi Ấn Độ là một đối thủ khó chịu, không muốn giải quyết tranh chấp biên giới theo các điều khoản có lợi cho Trung Quốc. Sự phân mảnh liên tục của hệ thống thương mại toàn cầu (thông qua thuế quan và hạn chế đầu tư), cũng như xu hướng chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên khắp thế giới, sẽ tiếp tục thách thức quan hệ Trung-Ấn bởi vì các cuộc đàm phán thương mại có thể trở nên khó khăn và gây tranh cãi hơn.

Giả sử Bắc Kinh coi New Delhi là trở ngại chính cho việc hiện thực hóa tham vọng thống trị châu Á của họ, một cuộc đụng độ dữ dội hơn dọc biên giới Trung-Ấn biến động, nghèo nàn rất có thể xảy ra. Trừ khi Trung Quốc nổi lên như một cường quốc thống trị ở Nam Á (và Ấn Độ Dương), Trung Quốc có khả năng vẫn là một cường quốc khu vực ở Đông Á. Nói cách khác, nhiệm vụ thống trị châu Á của Trung Quốc sẽ tăng cường sự cạnh tranh Trung-Ấn đang diễn ra khi chính Ấn Độ đang tìm kiếm sự thống lĩnh, nhưng không phải là bá chủ tại Nam Á.

Để tránh vòng xoáy xung đột, Ấn Độ sẽ cần theo đuổi chiến lược nhiều mặt, bao gồm các yếu tố hợp tác như ngoại giao thượng đỉnh và hợp tác trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Ngân hàng Phát triển Mới và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á. Nhưng trong khi những nỗ lực hợp tác này có thể chặn lại bạo lực biên giới, chúng sẽ không giải quyết được các vấn đề cốt lõi trong quan hệ Trung-Ấn.

MỚI - NÓNG
Huế bổ nhiệm 10 cán bộ chủ chốt, thành lập các BQL Dự án đầu tư xây dựng
Huế bổ nhiệm 10 cán bộ chủ chốt, thành lập các BQL Dự án đầu tư xây dựng
TPO - UBND TP Huế vừa công bố quyết định thành lập 3 ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực trên cơ sở hợp nhất các ban quản lý dự án cũ, trung tâm phát triển quỹ đất quận, huyện, thị xã trước đây và bổ nhiệm 10 cán bộ lãnh đạo, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả đầu tư công và phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm hộ dân ‘mắc kẹt’ ở chung cư Times Garden Hạ Long

Hàng trăm hộ dân ‘mắc kẹt’ ở chung cư Times Garden Hạ Long

TPO - Hàng trăm hộ dân đã dọn về sinh sống tại khu tái định cư Times Garden Hạ Long (Quảng Ninh) từ cuối năm 2021, nhưng đến giữa 2025, công trình vẫn chưa được nghiệm thu hoàn chỉnh, chưa ký hợp đồng mua bán và chưa cấp giấy chứng nhận sở hữu. Các hộ dân đang lâm vào tình cảnh ở “chui hợp pháp” giữa trung tâm thành phố.
Kiến nghị tăng chiều cao và miễn giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

Kiến nghị tăng chiều cao và miễn giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

TPO - Viện kinh tế Tài nguyên và Môi trường kiến nghị xem xét điều chỉnh tăng chiều cao công trình xây dựng ít nhất thêm một tầng. Điều này nhằm mục đích tăng tỷ lệ sử dụng đất xây dựng trong bối cảnh đô thị hóa tăng thêm hạ tầng giao thông trong 5 năm qua, không gây áp lực về lưu thông trong khu đô thị.
Địa ốc 24H: Miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030; chỉnh quy hoạch khu đô thị 'treo' hơn 30 năm

Địa ốc 24H: Miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030; chỉnh quy hoạch khu đô thị 'treo' hơn 30 năm

TPO - Giá đất ở nhiều địa phương sắp có biến động lớn; Đề nghị gấp rút bàn giao 8 ô đất tại Khu đô thị Thanh Hà; TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị 'treo' hơn 30 năm; Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc ngày 4/7.
Cận cảnh các khu 'đất vàng' liên quan Công ty Lương thực Đà Nẵng chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra

Cận cảnh các khu 'đất vàng' liên quan Công ty Lương thực Đà Nẵng chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra

TPO - Các khu đất liên quan đến sai phạm tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng đều nằm ở các vị trí đắc địa của TP Đà Nẵng. Hiện nay, cơ quan Công an đang thụ lý, giải quyết các kiến nghị khởi tố của Thanh tra TP Đà Nẵng chuyển sang về vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối các khu đất này.