Nhật Bản dấn thân vào ‘Kỷ nguyên Thái Bình Dương’ của Mỹ

Nhật Bản dấn thân vào ‘Kỷ nguyên Thái Bình Dương’ của Mỹ
Nhật Bản ngày dấn sâu vào chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Động lực thúc đẩy tăng cường quan hệ giữa hai nước là sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo xung quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Nhật Bản dấn thân vào ‘Kỷ nguyên Thái Bình Dương’ của Mỹ ảnh 1

Washington và Tokyo lên kế hoạch tổ chức cuộc tập trận hải quân tiếp theo vào đầu tháng 11 tới. Mặc dù hoạt động tương tự đã được thực hiện cách đây không lâu trên đảo Guam. Diễn tập có kịch bản là đẩy bật địch thủ ẩn danh khỏi một hòn đảo không được nêu tên. Tuy nhiên yếu tố mới ở đây là cuộc tập trận tháng 11 sẽ được thực hiện lần đầu tiên không phải tại Mỹ, mà trên lãnh thổ Nhật Bản, vị trí cách không xa thành phố Naho, thủ phủ quận Okinawa.

Chuyên gia Valery Kistanov nhận xét, điều này cho thấy trên nền những căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện nay, Nhật Bản sẵn sàng tăng cường liên kết đồng minh với Mỹ:

“Giờ đây, chúng ta thường xuyên được nghe những phân tích cho rằng, trên nguyên tắc, Nhật Bản cần tăng cường tiềm năng phòng thủ. Trước hết đó là huy động bảo vệ các hòn đảo xa ở phía Nam, trong đó có Okinawa, Senkaku và nhóm đảo Nansey. Rõ ràng, những hành động này phù hợp chặt chẽ chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Hồi đầu năm nay, Tổng thống Obama đã tuyên bố Mỹ quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mặc dù trên thực tế, họ chưa bao giờ rời khỏi đây.

Điều này không có ý nghĩa nào khác ngoài việc tăng cường phô trương lực lượng hòng kiềm chế Trung Quốc. Nhật Bản là nước đầu tiên đáp ứng tuyên bố của Tổng thống Obama, thể hiện sự sẵn sàng đóng góp cho chiến lược mới của Mỹ.

Trước hết, bằng việc tăng cường bảo vệ các đảo Nansey, có vị trí án ngữ đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc. Và tất nhiên, bằng cách dùng máy bay trinh thám giám sát các động thái của hải quân Trung Quốc.”

Mặc dù sở hữu hiệp ước an ninh với Nhật Bản, suốt thời gian dài Mỹ không bày tỏ nhu cầu nâng cao qui chế của Nhật Bản trong liên minh. Nhưng hiện tại, chính ban lãnh đạo Mỹ đã quan tâm mở rộng uy lực quân sự của Nhật Bản ở châu Á, coi đó như một mắt xích quan trọng trong chính sách kiềm chế Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là Nhật Bản liệu có cần những yếu tố này?

Trung Quốc vốn tiếp tục là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản hiện nay và sự đối đầu không thể hỗ trợ Nhật Bản khắc phục những vấn đề kinh tế tồn tại.

Theo VOR

“Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ” được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu ra trong bài được công bố trên tuần báo “Foreign Policy” cách đây đúng 1 năm. Theo đó, thập kỷ tới, châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm chính sách của Washington, và Mỹ sẽ hiện diện ở khu vực này để thực hiện việc chuyển biến cấu trúc chiến lược.

“Đã đến lúc Mỹ giúp xây dựng các cấu trúc và thể chế như từng làm ở châu Âu sau thế chiến 2, cấu trúc đã và đang đem lại vô vàn lợi ích cho Mỹ. Và giờ đây, Mỹ cần làm như vậy ở châu Á, với tư cách là một quốc gia châu Á Thái Bình Dương”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.

Theo đó, ngoại giao Mỹ trong thập kỷ tới sẽ tiến triển theo 6 đường hướng hoạt động chính: tăng cường các liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc quan hệ với các cường quốc đang nổi lên, kể cả Trung Quốc; gắn kết với các cơ chế đa phương ở khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; xây dựng một sự hiện diện quân sự rộng rãi; và thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

Ngoài ra, theo giới phân tích, một trong những nguyên nhân khác khiến Mỹ quyết định chuyển dịch trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương là sự gia tăng mạnh mẽ phát triển của Trung Quốc. Không khó để nhận ra rằng, các nước trong danh sách đồng minh mà Ngoại trưởng Mỹ nêu trong bài viết thực chất là một vòng cung kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tham vọng song phương của Mỹ và Trung Quốc là chơi theo luật của riêng mình đang biến thành cuộc chơi phi luật lệ. Các nhà phân tích quan ngại trước sự gia tăng căng thẳng và hậu quả là chi tiêu quân sự tăng lên. Về chỉ số này, hiện nay châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực dẫn đầu thế giới.

Tùng Dương

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG