Nhật dự chi ngân sách quốc phòng kỷ lục lên tới 40 tỷ USD

Một tàu ngầm của Hải quân Nhật Bản. Ảnh: Militarynaval.
Một tàu ngầm của Hải quân Nhật Bản. Ảnh: Militarynaval.
Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản cho tài khóa tới dự kiến sẽ lần đầu tiên lên mức trên 5.000 tỷ yen (40 tỷ USD), các nguồn tin chính phủ cho biết, trong bối cảnh quân đội nước này chuẩn bị cho vai trò mở rộng hơn theo dự luật an ninh mới.

Theo Reuters, ngân sách quốc phòng cho 12 tháng tính từ tháng 4/2016 sẽ bao gồm ngân quỹ chi cho một căn cứ quân sự gây tranh cãi của Mỹ nhằm thay thế căn cứ không quân Futenma trên đảo Okinawa, miền nam Nhật Bản, căn cứ chính của các lực lượng quân sự Mỹ tại Nhật Bản.

Ngân sách quốc phòng năm tới dự kiến sẽ được nội ấn định vào ngày 24/12 tới.

Trước đó, hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề xuất khoản ngân sách 5.090 tỷ yen, trong đó bao gồm khoản chi để củng cố chuỗi đảo xa ở Hoa Đông, gần vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền.

Nhật báo Nikkei ngày 4/12 đưa tin, ngân sách quốc phòng năm tới sẽ vào khoảng 5.040 tỷ yen, tăng so với con số 4.980 tỷ yen của năm tài chính hiện thời và là mức tăng thứ 4 liên tiếp kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức hồi tháng 12/2012, chấm dứt thời kỳ giảm chi tiêu quốc phòng.

Tuy nhiên, đồng yen bị yếu đi đồng nghĩa với việc khoản ngân sách bổ sung sẽ không giúp Tokyo tăng đáng kể khả năng mua các vũ khí công nghệ cao, nhiều trong số đó xuất xứ từ Mỹ.

Quốc hội Nhật Bản hồi tháng 9 đã thông qua dự luật an ninh mới, cho phép quân đội nước này có thể tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II.

Đối mặt với một Trung Quốc ngày càng mạnh về quân sự, Nhật Bản đã chuyển dịch từ việc chú trọng bảo vệ các vùng phía bắc sang triển khai một lực lượng nhẹ hơn, cơ động hơn ở Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương.

Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang có tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.