Những bước ngoặt trong khủng hoảng Syria

Những bước ngoặt trong khủng hoảng Syria
TPO – Đối lập Syria cắt đứt tuyến quốc lộ nối thủ đô Damacus với Aleppo, ngăn chặn đường chuyển quân của chính phủ tới chiến trường miền Bắc. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỹ đã bắt đầu “dụng binh” sát biên giới với Syria.
Aleppo đang trở thành
Aleppo đang trở thành "tử địa" trên chiến trường Syria.

Theo Reuters, lực lượng đối lập Syria đã kiểm soát 5km trên quốc lộ này - gần thị trấn Naaret al-Numan, sau khi chiếm được trục lộ này hôm 9-10.

Đây là tuyến đường quân đội Syria thường sử dụng để đưa viện quân tới Aleppo, thành phố lớn thứ hai của đất nước, và là thành phố thương mại lớn nhất Syria.

Nguồn tin từ lực lượng đối lập cho biết, quân đội của chính phủ Bashar al – Assad đã nỗ lực đánh chiếm lại trục lộ này hôm 10-10, nhưng thất bại.

Theo một nguồn tin khu vực, tối ngày 11-10 (giờ địa phương), quân chính phủ đã điều động xe tăng và triển khai binh sĩ nhằm giành lại quyền kiểm soát thị trấn Maarat al-Numan.

Trong khi đó, tại Homs, miền Trung Syria, tình hình giao tranh vẫn diễn ra rất quyết liệt khi quân chính phủ đang nỗ lực đẩy quân chống đối ra khỏi khu vực này để dồn binh lực cho các mặt trận miền Bắc như Aleppo.

Trước đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã truyền thông điệp yêu cầu đề nghị Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad “ngay lập tức tuyên bố đơn phương ngừng bắn,” chấm dứt các cuộc giao tranh với lực lượng đối lập.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố, chính quyền Damascus đã từng hai lần thực hiện ngừng bắn, nhưng trong cả hai lần này, các nhóm vũ trang chống đối đều lợi dụng cam kết của chính phủ và củng cố sự hiện diện của họ ở một số khu vực, gây nhiều tổn thất đối với quân chính phủ và dân thường Syria.

Damascus cũng đề nghị Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cử đại diện tới các quốc gia liên quan, trong đó có Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ… để thuyết phục những quốc gia này tác động tới các nhóm vũ trang ở Syria kiềm chế bạo lực.

Thông tin từ truyền thông Nga ngày 11-10 cũng cho biết, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Lakhdar Brahimi sắp có chuyến thăm quan trọng tới Damascus. “Ông Brahimi dự kiến xây dựng ý tưởng mới về giải quyết xung đột Syria, đặc biệt có căn cứ vào những điểm mục cơ bản của Thông cáo Geneva”, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới Syria
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới Syria.

Trong một diễn biến liên quan, VOR dẫn nguồn tin mật từ Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nâng báo động, cảnh báo về một cuộc xung đột với láng giềng Syria.

Đây là động thái mới nhất sau khi Ankara rầm rộ điều quân tới sát biên giới Syria sau sự kiện một quả đạn pháo từ Syria bay sang lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ hôm 3-10, khiến 5 dân thường thiệt mạng và 10 người khác bị thương.

Theo giới phân tích, việc Ankara nâng mức cảnh báo liên quan trực tiếp tới việc nước này chặn một máy bay trở khách của Syria khi nó đang trên đường từ Moscow tới Damascus hôm 10-10.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ số hàng trên là "trang thiết bị và đạn dược" được một nhà cung cấp quân sự của Nga chuyển cho Bộ Quốc phòng Syria.

Thủ tướng Erdogan không nêu đích danh công ty này nhưng cho biết đây là đối tác Nga của Tập đoàn Công nghiệp cơ khí và hóa chất Thổ Nhĩ Kỳ - nhà cung cấp trang thiết bị quân sự chính cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Erdogan cho biết thêm số hàng bị tịch thu vẫn đang được các cơ quan hữu quan kiểm tra rất tỉ mỉ.

Một cuộc chiến sắp xảy ra giữa hai quốc gia từng một thời là đồng minh?
Một cuộc chiến sắp xảy ra giữa hai quốc gia từng một thời là đồng minh?.

Trong một tuyên bố chính thức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ giải thích về sự cố máy bay chở khách Syria có hành khách Nga, đồng thời “cảnh báo” Moscow sẽ áp dụng các biện pháp để ngăn chặn những sự cố tương tự lặp lại trong tương lai.

Trong khi đó, chính quyền Damascus cũng cáo buộc hành động của Ankara “chẳng khác gì hành động của không tặc”. Syria cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ “dối trá” khi tung thông tin máy bay Syria chở theo đạn dược và thiết bị quân sự, và cho rằng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã cố tình “nói dối để biện minh cho thái độ thù địch của chính quyền ông này đối với Syria”.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.