Những tấm gương điển hình chiến sỹ Công an Nhân dân

Thiếu tá Nguyễn Thị Thùy Dương nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Thiếu tá Nguyễn Thị Thùy Dương nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
TPO - Bằng tình yêu ngành, yêu nghề, sự động viên của gia đình, đồng nghiệp, những cán bộ công an điển hình đã vượt lên bi kịch của chính mình, chiến đấu với bạo bệnh... để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đội tóc giả đi làm, cuối tuần đi trị bệnh

Tại Đại hội thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” toàn lực lượng Công an nhân dân (CAND) lần thứ VII ngày 5/8, các đại biểu đã được nghe những tấm gương điển hình chia sẻ những khó khăn, nghị lực vượt lên chính mình. Trong đó, thiếu tá Nguyễn Thị Thùy Dương – Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Phú Thọ là một trường hợp đặc biệt.

Những năm qua, thiếu tá Dương đã chủ động đề xuất lãnh đạo đơn vị tham mưu Ban Giám đốc ban hành nhiều kế hoạch có hiệu quả nhằm thực hiện các biện pháp công tác quản lý xuất nhập cảnh (XNC) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ 2013 trở lại đây, chị đã cùng đơn vị phát hiện hơn 30 vụ vi phạm trong công tác xuất nhập cảnh (5 vụ có dấu hiệu liên quan đường dây, tổ chức giả mạo, 2 vụ đã khởi tố); Đề xuất xử lý vi phạm hành chính hàng trăm trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực XNC hơn 300 triệu đồng.

Công việc đang suôn sẻ, khi biết mình bị mắc bệnh hiểm nghèo – ung thư phổi, chị đã rất suy sụp. “Tôi suy sụp hẳn, cảm giác như bị bóp nghẹt trái tim... Nhưng trong lúc tuyệt vọng nhất ấy thì hình ảnh, tình yêu dành cho các con và công việc đã nhen nhóm cho tôi sức mạnh, chiến đấu với bệnh tật. Tôi đã gặp các bác sĩ xin được điều trị vào các ngày cuối tuần. Nhất là khi mái tóc dài của tôi ngày càng rụng dần... tôi vô cùng hoang mang, không còn dám gặp mọi người. Sau đó tôi bình tâm lại, đội tóc giả và đi làm trở lại, quên đi việc mình còn mang trọng bệnh, cùng sự khuyến khích của gia đình, bạn bè, đồng đội... tôi đã chiến thắng bệnh tật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bây giờ tôi cảm thấy như mình đang được hồi sinh, yên tâm điều trị bệnh và hòa mình vào công việc” – chị Dương nói.

Bị lây nhiễm HIV, vợ tự tử để lại con chưa đầy tháng

Một trường hợp bị thương khác, thiếu tá A. (cán bộ, bác sĩ một Trại giam ở phía Nam, thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an) không may bị lây nhiễm HIV trong khi khám chữa bệnh cho phạm nhân.

Năm 2001, trong một lần xử lý chấn thương cho phạm nhân nhiễm HIV/AIDS, anh A. bị phạm nhân này hắt cả chậu nước lẫn máu vào mặt và người. Đến năm 2004, khi đưa vợ đi sinh ở Bệnh viện 30-4, Bộ Công an, anh A. và vợ bàng hoàng nhận tin dữ cả hai vợ chồng đều bị nhiễm HIV.

Cú sốc quá lớn khiến vợ anh A. rơi vào trầm cảm, rồi tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Đã có lúc anh cũng định buông xuôi tất cả, nhưng nghĩ đến cô con gái bé bỏng chưa tròn tháng tuổi đã mồ côi mẹ, giờ lại mất nốt cha thì bé sẽ bất hạnh gấp ngàn lần. Bởi thế, anh đã vượt qua khó khăn, hoàn thành trách nhiệm của một người cha và trách nhiệm với công việc cứu chữa bệnh nhân – phạm nhân.

Đến nay, con gái của anh chị đã học lớp 4, sống cùng ông bà nội ngoài Hà Nội. Công tác xa, thương nhớ con, nhưng vì muốn cho con có một tương lai tương sáng nên anh phải để con ở quê để ông bà nuôi dưỡng, chăm sóc. Còn anh, anh vẫn gắn bó với công việc cứu chữa người bệnh tại Trại giam như là cái nghiệp. Với anh, mỗi lần điều trị thành công cho một người bệnh, mỗi lần cảm hóa được một phạm là mỗi lần anh có thêm niềm vui và thấy cuộc sống thật ý nghĩa.

“Mỗi chuyên án thành công lại cho tôi động lực”

Một gương điển hình khác là trung tá Chu Thị Hoa, Đội trưởng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trung tá Hoa cho biết, có những chuyên án chị phải đi mấy ngày đêm liền, ít có thời gian ở bên chồng con, chăm con học hành, truyền đạt cho con những kỹ năng cuộc sống.

“Trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy, không biết nói gì ở phía trước. Nếu phải hy sinh không biết phải nói với con cái mình ra sao. Những lúc như vậy, tôi cũng bị chùng xuống. Tuy nhiên, mỗi chuyên án thành công đã đem lại niềm vui cho tôi, tạo động lực cho tôi tiếp tục phấn đấu và cống hiến”, trung tá Chu Thị Hoa chia sẻ.

Năm 2014,  trong một lần tham gia phá án, xe của chị Hoa và đồng đội bị đối tượng mua bán trái phép ma túy lao thẳng ô tô vào. Cắn răng chịu đau, chị cùng đồng đội quyết liệt truy đuổi, vây bắt được đối tượng. Sau đó, chị mới chịu vào viện cấp cứu, rất may không bị ảnh hưởng đến não.

“Lực lượng phòng chống ma túy chúng tôi rất vất vả, hiểm nguy luôn rình rập. Mỗi chuyên án, tình huống xảy ra khác nhau, đòi hỏi chỉ huy phải quyết đoán, trực tiếp chỉ đạo phá án...Trong khi đó, tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, manh động, tôi kiến nghị các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội quan tâm hơn nữa đến lực lượng phòng chống ma túy, cả về nhân lực và phương tiện, hỗ trợ để chúng tôi hạn chế thương vong, hoàn thành tốt nhiệm vụ...”, chị Hoa bày tỏ.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.