Nỗi ám ảnh của 'sát thủ trên không'

Nỗi ám ảnh của 'sát thủ trên không'
Một binh sĩ phấn đấu tốt nghiệp thủ khoa và trở thành phi công lái máy bay không người lái (UAV) làm việc tại một đơn vị đặc biệt của Không quân Mỹ tại bang New Mexico. Nhưng rồi cuối cùng anh nhận ra mình không thể tiếp tục công việc này được nữa.

Nỗi ám ảnh của 'sát thủ trên không'

> Anh bất ngờ trình làng máy bay ném bom tàng hình không người lái
> Mỹ thử nghiệm UAV X-47B trên tàu sân bay
> Mục kích máy bay tàng hình đầu tiên của châu Âu

Một binh sĩ phấn đấu tốt nghiệp thủ khoa và trở thành phi công lái máy bay không người lái (UAV) làm việc tại một đơn vị đặc biệt của Không quân Mỹ tại bang New Mexico. Nhưng rồi cuối cùng anh nhận ra mình không thể tiếp tục công việc này được nữa.

Các phi công điều khiển UAV
Các phi công điều khiển UAV.

Vào nghề

Trong hơn 5 năm, Brandon Bryant làm việc trong một căn phòng hình chữ nhật, không cửa sổ, rộng tương đương một chiếc xe moóc, nơi nhiệt độ được giữ ở mức 17 độ C. Vì lý do an ninh, cánh cửa phòng luôn đóng chặt. Bryant cùng các đồng nghiệp ngồi trước 14 màn hình máy tính với 4 bàn phím, mỗi khi họ nhấn nút ở New Mexico là có người ở đâu đó trên thế giới thiệt mạng.

Căn phòng này được xem như bộ não của máy bay không người lái hay buồng lái theo cách nói của lực lượng không quân. Các phi công không cần bay, họ chỉ ngồi tại đây điều khiển. Bryant là một trong số họ.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Bryant muốn trở thành nhà báo điều tra. Nhưng kết thúc kỳ đầu tiên đại học, anh đã mắc nợ hàng nghìn USD.

Tình cờ, anh biết được không quân Mỹ cũng có trường đại học riêng và được miễn học phí nên đăng ký thi tuyển. Bryant hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra nên được giao về một đơn vị thu thập tình báo. Anh học cách kiểm soát camera và laser trên một chiếc UAV, cũng như phân tích các hình ảnh mặt đất, dữ liệu bản đồ và thời tiết.

Năm 20 tuổi, Bryant thực hiện nhiệm vụ “bay” đầu tiên ở Iraq. Hôm đó, một toán lính Mỹ trên đường trở về căn cứ không quân ở Iraq, trong khi nhiệm vụ của Bryant ở Nevada (Mỹ) là giám sát đường từ trên cao. Khi phát hiện kẻ thù chôn thiết bị nổ cải tiến trên đường nhựa và ngụy trang bằng cách đặt lên một chiếc lốp xe, Bryant cùng đồng nghiệp tìm cách liên lạc với nhóm binh sĩ Mỹ dưới mặt đất nhưng không được vì họ dùng máy gây nhiễu sóng. Hậu quả là đoàn xe chở lính Mỹ bị đánh bom khiến 5 binh sĩ thiệt mạng.

Lần đầu giết người

Bryant nhớ như in lần đầu tiên bắn tên lửa, giết chết 2 người đàn ông ngay lập tức còn người thứ ba quằn quại trong đau đớn. Lần đầu tiên giết người ấy đã khiến Bryant bật khóc trên đường trở về nhà và anh bị ám ảnh gần một tuần.

Quân đội Mỹ điều khiển UAV từ 7 căn cứ không quân tại Mỹ, và một số khác tại nước ngoài trong đó có căn cứ tại nước Cộng hòa Djibouti ở Đông châu Phi. Từ trụ sở chính ở Langley, bang Virginia, CIA điều khiển các chiến dịch ở Pakistan, Somalia và Yemen.

Nhờ được trang bị các thiết bị do thám nhạy bén và vũ khí tối tân có độ chính xác cao, máy bay không người lái ngày càng trở nên quan trọng đối với quân đội Mỹ khi có thể thực hiện những chức năng quân sự quan trọng như tiêu diệt mục tiêu, chống khủng bố, mà không gây tổn hao tính mạng của phi công. Theo quan điểm quân sự, không có phát minh nào khác được xem là thành công trong “cuộc chiến chống khủng bố” như UAV. Bởi vậy, cuộc chiến này được Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc đẩy hơn so với những người tiền nhiệm.

Đại tá William Tart, người đứng đầu lực lượng điều khiển UAV của không quân Mỹ nói về việc sử dụng UAV vì các nhiệm vụ nhân đạo sau trận động đất ở Haiti, về những thành công quân sự trong cuộc chiến ở Libya, cách đội của ông bắn một chiếc xe tải đang bắn rocket vào thành phố Misrata hay việc truy đuổi đoàn xe chở nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi cùng đoàn tùy tùng đang bỏ trốn. Tuy nhiên, ông Tart không nói nhiều về các mục tiêu bị giết hại.

Day dứt

Thế nhưng, Bryant nhớ rất rõ một sự cố khi chiếc Predator đang bay lượn trên bầu trời Afghanistan, cách nơi anh ngồi hơn 10.000km, thì phát hiện một ngôi nhà khả nghi. Những hình ảnh chụp ngôi nhà bằng camera hồng ngoại gắn trên mũi máy bay được chuyển qua vệ tinh xuất hiện trên màn hình. Nhận lệnh khai hỏa, Bryant ấn nút, và tên lửa Hellfire được phóng đi. Nhưng khi họ chợt nhận ra ngôi nhà trên chỉ có một đứa trẻ thì không kịp, ngôi nhà đã bị phá hủy, đứa trẻ thiệt mạng. Vụ việc khiến Bryant rất day dứt.

Bryant thích làm việc vào ca đêm vì khi đó là ban ngày ở Afghanistan. Ca làm việc của Bryant kéo dài 12 tiếng. Những lúc rảnh rỗi, anh thường chơi game hay trò “World of Warcraft” (Thế giới của máy bay chiến đấu) trên mạng internet, hoặc đi uống với bạn bè. Anh thường không xem tivi có lẽ vì ảnh hưởng của công việc. Công việc cũng làm anh mất ngủ. Có lần Bryant bị ngất xỉu tại nơi làm việc, huyết áp tăng gấp đôi. Bác sĩ chẩn đoán anh bị rối loạn căng thẳng hậu chấn thương và khuyên anh nên nghỉ ngơi.

Bryant luôn bị ám ảnh bởi những đứa trẻ ở Afghanistan. Anh nhận ra mình muốn làm gì đó để cứu người hơn là giết người, vì vậy anh không thể tiếp tục công việc này được nữa. Anh đã hoàn tất 6.000 giờ bay trong 6 năm ở trong Không quân Mỹ. “Tôi nhìn thấy đàn ông, phụ nữ và trẻ em thiệt mạng trong suốt thời gian đó”, Bryant kể lại.

Bryant, 28 tuổi, hiện đang sống cùng với gia đình tại một ngôi nhà ở ngoại ô thành phố nhỏ Missoula, thuộc tiểu bang Montana. Bạn gái mới đây đã bỏ Bryant, có lẽ cô không thể cùng anh chia sẻ những gánh nặng về tinh thần mà anh trải qua khi còn ở trong quân ngũ.

Theo Hoàng Cường
ANTĐ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG