Oanh tạc cơ B-1B có thể kiềm chế được Trung Quốc?

Oanh tạc cơ B-1B có thể kiềm chế được Trung Quốc? Ảnh: US Navy
Oanh tạc cơ B-1B có thể kiềm chế được Trung Quốc? Ảnh: US Navy
Thông tin về việc các máy bay ném bom B-1B của Mỹ lần đầu tiên trong 10 năm qua đã đến khu vực trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã được phản ánh rộng rãi trên các phương tiện truyền thông phương Tây.

Điều đặc biệt lưu ý là, trong một thời gian nhất định hiện diện tại căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam đã có ba loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ gồm B-1, B-52 và B-2.

Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng, sự hiện diện của các máy bay ném bom trên đảo Guam có tác dụng kiềm chế Trung Quốc - đối thủ chính của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Về mặt lý thuyết, các máy bay ném bom có ​​khả năng không kích Trung Quốc từ căn cứ quân sự không nằm trong tầm bắn của các tên lửa Trung Quốc.

Tuy nhiên, bây giờ căn cứ Guam chỉ có thể được coi là "an toàn tương đối". Hòn đảo này nằm trong tầm bắn các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 mới nhất và tên lửa hành trình của Trung Quốc đã được thiết kế để có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa.

Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên hòn đảo này. Nhưng, khả năng của hệ thống này đối phó với tên lửa tầm trung hiện đại của Trung Quốc chưa được chứng minh.

Trên thực tế, máy bay ném bom B-1 không có lợi thế đáng kể so với B-52 cũ. Máy bay loại này "bất lực" trước hệ thống phòng không hiện đại và điều đó đã rõ từ… 40 năm trước, trước khi máy bay bắt đầu được sản xuất hàng loạt.

Việc sản xuất B-1 đã là một biện pháp tạm thời trước khi bắt đầu sản xuất máy bay ném bom tàng hình B-2. Nhưng, vì sự phức tạp về kỹ thuật và chi phí cao, các phi cơ "tàng hình" vẫn không thể thay thế các máy bay cũ. 

Hiện nay B-1 và B-52 chỉ có thể được sử dụng như phương tiện mang tên lửa hành trình hoặc các loại vũ khí chính xác tới các khu vực không có hệ thống phòng không của đối phương.

Ngoài ra, Mỹ đã tháo dỡ các thiết bị được sử dụng cho vũ khí hạt nhân khỏi máy bay ném bom B-1. Như vậy có nghĩa là, "máy bay ném bom chiến lược cho các cuộc xung đột cục bộ" không phải là một yếu tố quyết định trong cuộc xung đột quân sự tiềm ẩn với Trung Quốc.

Tất nhiên, việc Mỹ ngày càng thường xuyên luân chuyển các máy bay ném bom ở Thái Bình Dương là dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc.

Tuy nhiên, rất có thể đằng sau hành động này là việc Mỹ không có khả năng tập trung dài hạn các lực lượng cần thiết trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.