Phá luật, Ấn Độ mua gần 50 trực thăng Mi-17V-5

Ấn Độ củng cố sức mạnh Không quân bằng hàng loạt trực thăng Mi-17V-5
Ấn Độ củng cố sức mạnh Không quân bằng hàng loạt trực thăng Mi-17V-5
TPO - Bỏ qua sáng kiến “Made in India” (sản xuất tại Ấn Độ), Không quân Ấn Độ (IAF) đang lên kế hoạch mua thêm 48 trực thăng vận chuyển quân sự từ Nga, tổng trị giá lên tới 1,1 tỉ USD.

Theo hãng RIA Novosti, việc mua mới hàng chục trực thăng Mil thế hệ năm Mi-17V-5 (NATO định danh là Hip) nhằm để thay thế cho phi đội Mi-8 của IAF.

Phân tích của IAF, trực thăng vận tải Mi-17 của Nga đã chứng minh tính hiệu quả trong điều kiện khí hậu và địa hình khó khăn của Ấn Độ.

Đáng chú ý, việc Ấn Độ mua thêm 48 chiếc Mi-17 sẽ vi phạm sáng kiến “Made in India” (sản xuất tại Ấn Độ) của nước này.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia quân sự, việc tăng cường Mi-17 sẽ góp phần tạo nên sức mạnh cho phi đội hiện hành Mi-17V-5 của IAF.

Ấn Độ hiện vẫn là là khách hàng lớn nhất của Nga về việc mua sắm vũ khí và trang thiết bị trong đó có trực thăng.

Khoảng 121 trực thăng Mi-17V-5 của Nga đã được chuyển tới Ấn Độ trong vòng 5 năm qua, cùng với tổng cộng 300 Mi-8 và Mi-17 hiện đang được biên chế trong IAF.

Trước đó vào hôm qua, hãng PTI dẫn lời một quan chức ngoại giao Ấn Độ cho biết, nước này sẽ phối hợp với Nga để chế tạo 200 máy bay lên thẳng ở trong nước. 

Đây cũng là một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường và đa dạng hóa quan hệ chiến lược giữa Nga và Ấn Độ. 

PTI dẫn lời Đại sứ Ấn Độ tại Nga P. S. Raghavan cho biết thỏa thuận vừa đạt được nói trên là một trong số nhiều dự án quốc phòng mới mà Nga và Ấn Độ đang triển khai thực hiện, trong đó có những dự án theo chương trình “sản xuất tại Ấn Độ."

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.