Phát triển hải quân, Trung Quốc muốn tạo bức tường trước Mỹ

Trung Quốc khẳng định việc tăng cường sức mạnh hải quân để nhằm đối phó với chính sách "xoay trục" của Mỹ
Trung Quốc khẳng định việc tăng cường sức mạnh hải quân để nhằm đối phó với chính sách "xoay trục" của Mỹ
TPO - Bắc Kinh đang nỗ lực tạo ra một lực lượng hải quân hiện đại với mục tiêu đảm bảo khoảng cách an toàn có thể với Mỹ trong bối cảnh Washington không ngừng thực hiện kế hoạch hiện diện quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương.

RIA Novosti dẫn bài phân tích trên The National Interest cho biết, lực lượng hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hiện được trang bị tất cả các loại vũ khí mới nhất theo biên chế của nước này, trong đó có tàu sân bay và khu trục hạm mang tên lửa.

Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, Trung Quốc “hiện đang từng bước đạt được những tham vọng của mình, từ việc đảm bảo biên giới trên đất liền với Mông Cổ, đến các mối quan hệ phức tạp với phương Tây, Nhật Bản…

Với bước phát triển thần kỳ về kinh tế, Trung Quốc có thể phát triển một cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, mà một trong những lĩnh vực đang được Bắc Kinh ưu tiên là tạo ra lực lượng Hải quân hiện đại ngang tầm với những cường quốc trên thế giới”.

The National Interest điểm lại một số khí tài quân sự hiện đại đang có trong biên chế của lực lượng hải quân Trung Quốc.

- Khu trục hạm phòng không Type 052 C/D được trang bị 60 tên lửa silo phóng thẳng đứng nằm phía sau tháp pháo chính. Tên lửa chống máy bay HQ-9 được cho là “hậu duệ” của hệ thống phòng không mặt đất S-300 của Nga.

Ngoài tên lửa và súng cỡ nòng 100 mm, tàu khu trục có hai pháo tự động 30-mm có khả năng tiêu diệt các tên lửa, máy bay. Khu trục hạm cũng được trang bị sáu ngư lôi chống tàu ngầm. Trên boong tàu có một sân bay đỗ trực thăng.

Hiện Trung quốc đã đưa vào sáu khu trục hạm 052C/D thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Dự kiến Bắc Kinh sẽ xây dựng thêm ba khu trục hạm mới.

- Tàu hộ tống tên lửa hạng nhẹ Type 056 Jiangdao chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ tác chiến gần bờ, tuần tra cảnh giới, hộ tống, độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác để tiến hành tác chiến săn ngầm, tăng cường lực lượng tác chiến phòng vệ cho lực lượng hải quân Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 23 tàu hộ tống, và tới năm 2018 có thể có nhiều hơn 50.

Tàu hộ tống Type 056 Jiangdao có chiều dài 90m, chiều rộng11,6m, trọng lượng giãn nước 1.440 tấn, tốc độ 25 hải lý/giờ, hành trình liên tục 3.500 hải lý (khoảng 6.500km), thủy thủ đoàn trên tàu là 60-80 người.

Lớp tàu hộ vệ tên lửa này được trang bị bệ phóng 8 ống ở đuôi tàu để phóng tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N, 4 bệ phóng tên lửa đố ihạm C-802, một pháo hạm AK-176 76 mm, 2 pháo hạm 30 mm, 2 ống phóng ngư lôi, và một bãi đáp trực thăng.

- Trong tương lai gần, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được trang bị các máy bay chiến đấu J-15 Flying Shark. Máy bay nội địa của Trung Quốc được cho là có các cấu trúc cơ bản của Su-27 xuất xứ từ Nga. Tuy nhiên, radar, hệ thống điện tử, hệ thống hồng ngoại… đều được sản xuất tại Trung Quốc. Máy bay này có khả năng mang theo 12 tấn vũ khí.

The National Interest nhận định, mục đích việc tăng cường tiềm lực quân sự của Hải quân Trung Quốc là nhằm “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” và mong muốn “tạo tường ngăn với Mỹ và đồng minh” tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

60% chiến hạm Mỹ tập trung ở châu Á – Thái Bình Dương

Việc tái cân bằng chiến lược của Washington ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là "thực tế" khi Mỹ quyết định tăng cường sự hiện diện hải quân Mỹ tại châu Á ở mức độ cao hơn, Mỹ đã điều thêm 3 tàu khu trục tàng hình đến vùng biển trong khu vực, Bộ trưởng hải quân Mỹ cho biết. 

Trong một cuộc phỏng vấn tại Seoul hồi đầu tháng 12 vừa qua, Bộ trưởng hải quân Mỹ Ray Mabus cũng lưu ý rằng Đô đốc Harry Harris ứng cử viên cho chức vụ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, muốn thực hiện chiến lược được gọi là AirSea Battle (Tác chiến không hải kết hợp), để đối phó với những thách thức an ninh đang phát triển trong khu vực. 

"Một trong những điều tổng thống nói và chúng tôi đang làm là cân bằng lại lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương. Một trong những điều tôi tự hào là được thấy sự gia tăng sức mạnh của hải quân tại đây (Hàn Quốc). Chúng tôi không chỉ gia tăng số lượng tàu chiến mà còn gia tăng chất lượng thật sự của hải quân", ông Mabus cho biết.

"Hải quân Mỹ sẽ có một hạm đội hơn 300 tàu vào cuối thập kỷ này, và 60% những chiếc tàu này sẽ được ở khu vực Thái Bình Dương,  so với 50% hiện nay và chúng tôi đang chuyển các nền tảng hiện đại nhất của chúng tôi đến châu Á", Mabus nói thêm.

Theo Theo RIA Novosti/Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.