Phòng không Trung Quốc 'hổ báo' đến đâu?

Phòng không Trung Quốc 'hổ báo' đến đâu?
TPO - Ở Nga, vẫn còn có một sự tin tưởng rằng Trung Quốc sản xuất vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh với số lượng không lớn và chất lượng rất kém. Nhưng thực tế không hẳn vậy.

Phòng không Trung Quốc 'hổ báo' đến đâu?

> Không quân Trung Quốc đáng gờm cỡ nào?

> 'Gấu Nga' có chết trong tay 'rồng Trung Hoa'? 

TPO - Ở Nga, vẫn còn có một sự tin tưởng rằng Trung Quốc sản xuất vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh với số lượng không lớn và chất lượng rất kém. Nhưng thực tế không hẳn vậy.

Máy bay cường kích tên lửa JH-7
Máy bay cường kích tên lửa JH-7.

Trung Quốc giờ đây là quốc gia chế tạo rất nhiều máy bay chiến đấu, kể cả tiêm kích và cường kích. Máy bay này hoàn toàn không phải phiên bản copy không có lisence, mặc gì nó hơi giống Su -24 và máy bay cường kích Phương Tây "Tornado". Hiện nay Trung Quốc sở hữu khoảng 160–180 máy bay và tiếp tục sản xuất hàng loạt. Thực tế JH-7 có chất lượng thấp hơn Su-24 và không thể so sánh được với Su - -34 và F-15Е, nhưng với chiến trường dự kiến – khu vực Biển Hoa Đông, biển Đông, Trung Quốc có thế mạnh thực tế là số đông.

Các máy bay tấn công chủ lực của Không quân Trung Quốc được tăng cường sức mạnh bởi hàng nghìn tên lửa đạn đạo đa tầm, gần đây bổ sung thêm nhiều loại tên lửa. Được biên chế trong lực lượng bộ binh, hoặc lực lượng tên lửa chiến lược số 2 (có số lượng đầu đạn được tính đến hàng nghìn), đồng thời Trung Quốc cũng phát triển mạnh mẽ máy bay không người lái mang vũ khí rất nhiều chủng loại. Ví dụ mới nhất là máy bay không người lái “Ju Long” (rất giống với máy bay Predator của Mỹ, mặc dù Mỹ không bán máy bay này cho bất cứ đồng minh nào), WJ -600, hàng loạt máy bay cùng lớp СН (СН-3/4/91/92). Số lượng của máy bay không người lái nhiều đến kinh ngạc và rất khó dự đoán xem Trung Quốc sẽ sử dụng chúng thế nào?

Ưu thế của sự bất ngờ

Ngay ở nước Nga, vẫn còn có một sự tin tưởng rằng Trung Quốc sản xuất vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh (bao gồm cả không quân) với số lượng không lớn và chất lượng rất kém. Hoặc cũng có người cho rằng, Trung Quốc chỉ chống Mỹ hoặc vẫn e ngại sức mạnh quân sự của Liên bang Nga.

Thực tế những tháng ngày gần đây đang chứng minh điều ngược lại. Nền công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc từ lâu đã trở thành dẫn đầu thế giới về khả năng sản xuất máy bay. Mỗi năm, công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc sản xuất một số lượng máy bay lớn hơn cả 28 nước khối quân sự Bắc Đại Tây Dương và bao gồm cả Mỹ cộng lại. Cùng một thời gian, Trung Quốc đồng loạt sản xuất J-11B, J-16, J-10, JH-7, Н-6М/К, và sản xuất dành cho xuất khẩu – J-7 và JF-17. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục sản xuất J-15 và có thể J-20 cùng với J-31. Ngoài những máy bay chiến đấu đó ra, Trung Quốc còn chế tạo máy bay K-8 và L-15, máy bay vận tải Y-8 (máy bay vận tải này đang rất thành công trong việc chiếm phân khúc thị trường của An – 12), chế tạo thành công máy bay vận tải hạng năng Y-20, máy bay này cũng trở thành đối thủ cạnh tranh nặng ký của IL-76.

Trong trường hợp căng thẳng quốc tế tăng cao, nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nói chung và hàng không quân sự nói riêng sẽ tăng cường năng lực sản xuất máy bay chiến đấu, máy bay vận tải và các loại máy bay chuyên dụng khác. Chất lượng kém hơn của các sản phẩm công nghiệp quốc phòng Trung Quốc so với thế giới không lớn, trong các bài toán xung đột khu vực, chiến tranh cục bộ hoặc các cuộc chiến chớp nhoáng dành ưu thế chính trị hầu như không có một ảnh hưởng nào đáng kể. Ngược lại, Trung Quốc bù đắp sự thiếu hụt đó bằng một số lượng áp đảo và năng lực tác chiến của những sản phẩm quốc phòng mới sản xuất.

Máy bay không vận hạng nặng Y-20
Máy bay không vận hạng nặng Y-20.
 

Vũ khí phòng không

Một lĩnh vực quốc phòng khá thành công nữa là lực lượng Phòng không của Trung Quốc. Cho đến ngày nay, trong biên chế vũ khí trang bị của PLA vẫn sử dụng tên lửa HQ-2 (phiên bản copy S-75), nhưng nước Nga đã hỗ trợ Bắc Kinh xây dựng hệ thống phòng không hiện đại của mình trên cơ sở những tổ hợp tên lửa S-300P. Trung Quốc đã mua một trung đoàn (2 tiểu đoàn phòng không) S-300PMU (phiên bản xuất khẩu của Nga S-300PT), hai trung đoàn phòng không (mỗi trung đoàn 4 tiểu đoàn) S-300PMU-1 (phiên bản xuất khẩu của hệ thống S-300PS) và bốn trung đoàn với 15 tiểu đoàn phòng không (3 trung đoàn có biên chế 4 tiểu đoàn và 1 trung đoàn có biên chế 3 tiểu đoàn) S-300PMU2 (phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa S-300PM.

Cùng với các tổ hợp S-300 Trung Quốc đã mua 150 tên lửa 5V55R và 897 tên lửa 48N6 (một phần của các tên lửa này đã được đưa vào bắn thử nghiệm nghiên cứu tính năng kỹ chiến thuật). Tổng số lượng các hệ thống tên lửa có mặt trong các đơn vị chiến đấu thật sự khổng lồ - 160 tổ hợp S-300 đang có mặt trong các đơn vị chiến đấu, nếu tính mỗi tổ hợp có 4 tên lửa, số lượng tên lửa phòng không chỉ riêng có nguồn gốc sản xuất từ Nga là 640 tên lửa.

Tổ hợp tên lửa HQ-9
Tổ hợp tên lửa HQ-9.
 

Từ những hệ thống tên lửa S-300 và các hệ thống tên lửa mua được của Israel hệ thống Patriot của Mỹ, Trung Quốc đã chắt lọc được những điểm vượt trội về kỹ thuật và thiết kế hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 cho riêng mình, trên cơ sở của hệ thống tên lửa Buk (mặc dù trong tình trạng nguyên chiếc không được xuất khẩu sang Trung Quốc) cũng đã sản xuất tổ hợp tên lửa HQ-16 (bản copy không có lisence Shit-1, tổ hợp này cũng đã được chào bán trên thị trường thế giới.

Tổ hợp tên lửa HQ-16
Tổ hợp tên lửa HQ-16.
 

Phòng không chiến hạm của Trung Quốc hiện nay có thể đã vượt Nga trên biển và nuôi tham vọng đuổi kịp Hải quân Mỹ. Tàu khu trục dự án 051 1х8 ống phóng tên lửa phòng không SAM «HQ-7» với 32 tên lửa, tiếp sau đó là các khu trục hạm lớp 051C được trang bị tên lửa phòng không tầm trung loại S-300F “RiF” với tổng số 8 ống phóng revolve 32 tên lửa. Dựa trên thành quả đã đạt được, công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã xuất xưởng các khu trục hạm lớp 052B và 052 C. Lớp 052B có 8 ống phóng tên lửa revolve HQ-9 với 48 tên lửa phòng không tầm trung, lớp 052C được lắp hệ thống tên lửa ống phóng thẳng đứng Shit -1 (48 tên lửa) hoặc 8 ống phóng tên lửa HQ-9 với số lượng tương đương.

Chỉ tính riêng các chiến hạm được đưa vào biên chế của hải quân Trung Quốc (14 khu trục hạm), phòng không trên biển của Trung Quốc đã có trên 700 – 800 tên lửa tầm trung sẵn sàng chiến đấu. Các hộ tống hạm Frigate (28 tàu frigate) của Trung Quốc được biên chế 8 ống phóng tên lửa S-300F với 8 tên lửa có sẵn sàng trên bệ phóng và 16 tên lửa dự phòng. Các tàu hộ vệ loại Corvette có lượng giãn nước lớn hơn 2.000 tấn (35 tàu) cũng được trang bị 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng tầm trung. Từ những thông số đã nêu, khái toán cho thấy trên mặt nước, các chiến hạm Trung Quốc đã có tới hàng nghìn tên lửa phòng không đa tầm.

Tên lửa phòng không phóng từ khu trục hạm lớp 051 Trung Quốc
Tên lửa phòng không phóng từ khu trục hạm lớp 051 Trung Quốc.
 

Nhìn tổng thể chung, không quân và phòng không của Trung Quốc tối thiểu ngang với khả năng của lực lượng không quân Nga và đang từng bước đuổi theo Mỹ. Trong cuộc cạnh tranh về tiềm lực quốc phòng giữa các nước - đặc biệt là với Nga, (các nước khác, bao gồm cả Nhật Bản trong khu vực châu Á Thái Bình Dương khó mà sánh kịp), cán cân năng lực và số lượng có vẻ đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong giai đoạn 10 năm trở về đây, Trung Quốc đã xây dựng được một nền công nghiệp quốc phòng khổng lồ và tiến bộ rất mạnh về khoa học công nghệ quốc phòng. Thế giới đã biết đến Trung Quốc như một siêu cường về tiềm lực phát triển kinh tế, và một phần của tiềm lực đó đang đổ vào tiềm lực quốc phòng ngày một tăng hơn.

Tuy vậy, giới chuyên gia quân sự vẫn hoài nghi về năng lực thật sự của các loại vũ khí do Trung Quốc tự sản xuất, bằng chứng là một số nước Mỹ La Tinh và Đông Nam Á đã ngậm quả đắng khi các xe tăng, hệ thống radar bóng bẩy mua của Trung Quốc liên tục gặp chuyện, thậm chí 'mù' trước mục tiêu. Còn mới đây, tờ Bình luận Quân sự (Nga) đã chỉ ra 'gót chân Asin' của công nghiệp hàng không Trung Quốc là động cơ máy bay. Tờ báo này cũng nhìn nhận Trung Quốc chưa có một hệ thống phòng thủ quốc gia về phòng không mà mới chỉ dừng ở phòng thủ khu vực và phòng thủ điểm.

Với một số lượng khổng lồ máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không mạnh, Trung Quốc đang trở thành một siêu cường quân sự, trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hầu như các vũ khí, trang thiết bị chiến đấu của Trung Quốc hiện đang dùng để trang bị cho PLA, Trung Quốc chỉ xuất khẩu với số lượng khiêm tốn. Với tiềm lực này, dư luận lo ngại Trung Quốc sẽ không dừng lại ở phòng thủ bờ biển và biên giới mà sẽ vươn rộng quyền lực của mình trên các vùng nước hàng ngàn dặm. Tham vọng kiểm soát khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trước mắt là biển Đông, biển Hoa Đông với những tranh chấp lãnh thổ và tạo áp lực lên Đông Nam Á, không thể đoan quyết chắc chắn chỉ dùng giải pháp hòa bình.

Trịnh Thái Bằng

Theo Dịch
MỚI - NÓNG