‘Quái vật bay’ VVP-6 của Liên Xô chưa bao giờ cất cánh

Mô hình trực thăng tên lửa VVP-6 của Liên Xô
Mô hình trực thăng tên lửa VVP-6 của Liên Xô
TPO - Theo hai tác giả Yefim Gordon và Sergey Komissarov trong tác phẩm “Unflown Wings: Unbuilt: Các dự án máy bay không cất cánh của Liên Xô/Nga từ năm 1925”, Liên Xô đã từng tính đến việc chế tạo một loại máy bay trực thăng khổng lồ có thể phóng tên lửa đất - đối - không khi nó đang ở trên không trung.

Các máy bay phản lực như Yak-38 của Liên Xô có thể hoạt động từ các đường băng dã chiến ở khu vực tiền tiêu — các đoạn đường hoặc các khu rừng. Căn cứ không quân dã chiến cần một số cách để tự vệ trước nguy cơ bị tấn công bằng đường không.

Vì vậy, phòng thiết kế Yakovlev đã đề xuất chế tạo một máy bay trực thăng vận tải khổng lồ, VVP-6, có thể vận chuyển toàn bộ khẩu đội tên lửa đất đối không trong một chuyến bay.

VVP-6 là một con quái vật biết bay. Thân máy bay VVP-6 trông tương tự như một phương tiện đổ bộ lội nước, nhưng có ba cánh mập mạp ở mỗi bên và một cánh quạt sáu cánh trên mỗi rotor.

‘Quái vật bay’ VVP-6 của Liên Xô chưa bao giờ cất cánh ảnh 1  

Bốn động cơ trục turbine sẽ dẫn động mỗi cánh quạt. VVP-6 dài 80m - gần bằng một chiếc máy bay Boeing 777.

Chiếc trực thăng khổng lồ có thể mang theo ba cặp tên lửa đất đối không SA-1 (SA-1 là cách gọi của NATO, Liên Xô gọi là S-25 Berkut), nằm dài như cá mòi đóng hộp trên nóc máy bay. Tầng dưới sẽ mang tên lửa dự phòng và hệ thống radar.

Một ý tưởng quá tham vọng, có lẽ, nhưng không phải là một ý tưởng điên rồ. Gordon và Komissarov viết: “Một nguồn tin mô tả chúng [các tên lửa] đã 'sẵn sàng được bắn đi từ bệ phóng. Nói cách khác, ai đó đã lên kế hoạch phóng tên lửa kích thước lớn là loại SA-2 (tên lửa đất đối không SA-2 dài gần 12m) từ một chiếc trực thăng đang bay. Nhân đây cũng cần nói thêm SA-2 là cách gọi của NATO. Liên Xô gọi tên lửa này là Lavochkin S-75, là một tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm cao được điều khiển bằng hệ thống radar ba tác dụng do Liên Xô chế tạo.

Kể từ khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1957, nó đã trở thành loại tên lửa phòng không được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Cho tới nay, đây vẫn là hệ thống tên lửa phòng không bắn hạ nhiều máy bay nhất trong lịch sử chiến tranh, với phần lớn thành tích là ở Việt Nam. Tại Việt Nam, tổ hợp tên lửa phòng không này thường được gọi là SAM-2.

Trở lại với chiếc trực thăng quái vật. Gordon và Komissarov đã đánh giá ý tưởng này là điên rồ. Các bệ phóng SA-1 “xoay 360 độ để theo dõi mục tiêu trước khi phóng và ngọn lửa khổng lồ phụt ra từ đuôi tên lửa tại thời điểm phóng chắc chắn sẽ làm hỏng cánh quạt của trực thăng”.

Chưa kể rằng nó sẽ là một con mồi ngon trước tên lửa, pháo phản lực và máy bay tiêm kích của đối phương. Tìm một bãi đáp phía trước đủ rộng để máy bay trực thăng hạ cánh cũng sẽ rất thử thách.

Nhưng còn nhiều điều chưa biết về dự án VVP-6 nên khó có thể biết những người lên ý tưởng sẽ giải quyết các vấn đề mà hai tác giả Gordon và Komissarov nêu ra như thế nào. Các tác giả không cho biết tổng văn phòng thiết kế Yakovlev đề xuất VVP-6 khi nào. Do tên lửa SA-1 được đưa vào sử dụng vào năm 1954 và máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng là một ý tưởng nóng bỏng trong những năm 1960, thì những năm từ giữa đến cuối những năm 60 đã trở thành một dự đoán hợp lý.

Dự án trực thăng tên lửa VVP-6, theo nhiều người, giống như một dự án khoa học viễn tưởng và cuối cùng cũng không đi quá giai đoạn mô hình.

MỚI - NÓNG