Quân đội Mỹ áp sát Bán đảo Triều Tiên, nguy cơ chiến tranh gia tăng

Ảnh: AP
Ảnh: AP
TPO - Nguy cơ về một cuộc xung đột hạt nhân đang gia tăng bởi sự hiện diện quân sự của Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên.

Đó là nhận định của Antonio Barreto, Chủ tịch Trung tâm Brazil Đoàn kết với các dân tộc và đấu tranh vì hòa bình (Cebrapaz) tại Hội thảo lần thứ 5 vì Hòa bình và Đóng cửa các căn cứ quân sự nước ngoài.

Hội thảo năm nay được tổ chức tại Guantanamo, Cuba, có sự tham gia của đại diện 30 quốc gia.

Tên gọi của Hội thảo cho thấy biểu thị sự ủng hộ việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi các lãnh thổ có chủ quyền, và trong trường hợp với Cuba, là tỉnh Guantanamo mà Mỹ chiếm đóng.

“Chúng tôi, các chiến sĩ đấu tranh vì hòa bình, kêu gọi đóng cả các căn cứ quân sự của nước ngoài. Chiến dịch quy mô lớn cần thiết chính vào lúc này, khi chúng ta đang trước ngưỡng một cuộc xung đột quân sự lớn với khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Ở đó đang hiện diện các tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân và binh sĩ Mỹ, đe dọa Trung Quốc, đe dọa tất cả các dân tộc trong khu vực, đe dọa nền hòa bình của thế giới, ông Barreto cảnh báo.

Theo Chủ tịch Trung tâm Brazil Đoàn kết với các dân tộc và đấu tranh vì hòa bình, Hội thảo cần thu hút mọi người chú ý tới những hiểm họa xuất phát từ những căn cứ quân sự ở nước ngoài.

Các nhà hoạt động cho rằng Mỹ là ví dụ nổi bật nhất nhất về chính sách can thiệp: Mỹ đã đổ nhiều tiền của để hiện diện quân sự ở các quốc gia khác.

“Những căn cứ này là mối đe dọa đối với toàn thể nhân loại. Mỹ hiện có hơn 800 căn cứ quân sự ở tất cả các châu lục. Chính phủ hiện nay của Tổng thống Donald Trump không tìm cách giảm số lượng căn cứ, mà trái lại, đang xây dựng thêm, như thể hiện rõ ở Argentina, Colombia và những nước khác, trước hết là ở châu Mỹ Latinh”, ông Barreto lưu ý.

Hội thảo kết thúc vào ngày 6/5 bằng cuộc thảo luận về chiến dịch phản chiến toàn cầu. Trong số các đề xuất lấy ngày 28/2 là Ngày quốc tế Đóng cửa căn cứ quân sự nước ngoài. Ngày này đóng vai trò như điểm mốc tổng kết các hoạt động tiến hành theo hướng này.

“Đấu tranh đòi đóng cửa căn cứ quân sự trên toàn thế giới là cuộc đấu tranh vì hòa bình trên hành tinh”, ông Antonio Barreto nhấn mạnh.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.