Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga

Hóa ra tới tận năm 1999, Quân đội Nga mới cho nghỉ hữu những siêu pháo tự hành TM-3-12 có trọng lượng 340 tấn, trang bị pháo 305mm.
Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 1

Được đưa vào trang bị mới từ năm 1938, pháo tự hành TM-3-12 là cách Quân đội Liên Xô tận dụng những gì còn lại của thiết giáp hạm Hoàng hậu Maria bị đắm trong một vụ nổ kho đạn tại Sevastopol vào năm 1916. Sau khi được trục vớt, những khẩu pháo 305mm còn khá nguyên vẹn của tàu Hoàng hậu Maria được niêm cất và bảo quản đợi tới ngày được tái sử dụng.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 2

Có thể trên biển những khẩu pháo Obukhovskii 12"/52 Pattern 1907 của thiết giáp hạm Hoàng hậu Maria khá nhỏ bé nhưng trên đất liền thì chúng là những cỗ máy chiến tranh thật sự. Với cỡ nòng 305mm và sử dụng những viên đạn nặng hơn 400kg Obukhovskii có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào mà nó nhắm tới.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 3

Và để có thể triển khai mẫu pháo này trên mặt đất các thiết kế sư Liên Xô đã trang bị cho nó một hệ thống khung pháo hạng nặng được đặt trên khung gầm xe lửa và nó chỉ có thể hoạt động trên hệ thống đường sắt.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 4

Chỉ có 3 khẩu pháo tự hành TM-3-12 được Liên Xô chế tạo từ pháo chính của tàu Hoàng hậu Maria. Chúng chủ yếu được sử dụng để bảo vệ các căn cứ hải quân ở phía bắc Liên Xô lúc đó nhất lại khu vực biên giới với Phần Lan.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 5

Trong Chiến tranh Mùa Đông giữa Liên Xô và Phần Lan vào năm 1939, khi Quân đội Liên Xô bị đẩy lùi, TM-3-12 không kịp rút đi, sĩ quan chỉ huy khẩu pháo này đã quyết định phá hủy nó nhằm tránh trường hợp siêu vũ khí trên rơi vào tay Quân đội Phần Lan.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 6

Dù vậy Phần Lan vẫn có thể phục hồi TM-3-12 với sự giúp đỡ của người Đức. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II TM-3-12 được Phần Lan trao trả lại cho Liên Xô và nó vẫn có thể hoạt động được.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 7

Từ đó siêu pháo tự hành TM-3-12 tiếp tục hoạt động trong pháo binh Liên Xô đến tận năm 1991 và sau đó là pháo binh Nga đến năm 1999 trước khi được nghỉ hưu sau hơn 60 năm.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 8

Hiện tại Nga vẫn còn lưu giữ được hai khẩu TM-3-12 một tại bảo tàng đường sắt ở St.Petersburg và chiếc còn lại là công viên chiến thắng Moscow.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 9

TM-3-12 nặng 340 tấn có tốc độ bắn từ 2-3 phát/phút với tầm tối đa là 30km, nó được vận hành bởi hơn 10 binh sĩ.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 10

Thiết kế của TM-3-12 được cải tiến đáng kể sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 chủ yếu là việc tăng tốc độ tái nạp đạn của pháo bởi những viên đạn nặng hơn 400kg của nó.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 11

Trong ảnh là nguyên mẫu TM-3-12 ở St.Petersburg với những viên đạn 305mm của nó.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 12

Trong chiến tranh hiện đại chỗ đứng của những khẩu pháo như TM-3-12 đã dần biến mất trên chiến trường thay vào đó là các mẫu pháo tự hành có khả năng cơ động cao nhưng với sức mạnh hỏa lực không hề thua kém.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 13

Cận cảnh toàn bộ hệ thống cần cẩu và hệ thống băng tải tiếp nạp đạn trên TM-3-12, chúng giúp giảm đáng kể thời gian cũng như nhân lực dành cho khẩu pháo này.

Rợn người trước siêu pháo 340 tấn, nòng 305mm của Nga ảnh 14

Nguyên mẫu TM-3-12 tại công viên chiến thắng Moscow.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG