Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào?

TPO - Máy bay tuần tra biển Kawasaki P-1 của Nhật Bản sẽ lần đầu tiên "xuất ngoại" để tiến hành các cuộc thử nghiệm ở Djibouti và tham gia triển lãm hàng không RIAT ở Vương quốc Anh.
Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 1

Theo kế hoạch, 2 chiếc P-1 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) rời căn cứ không quân hải quân Atsugi ở Kanagawa vào ngày 10/7 và tới căn cứ Fairford của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) để tham gia triển lãm RIAT từ ngày 17-19/7.

Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 2

Một quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết, một chiếc P-1 sẽ được dùng để trưng bày và chiếc còn lại sẽ bay biểu diễn. Sau triển lãm RIAT, các máy bay P-1 sẽ tới Djibouti để tiến hành thử nghiệm và tìm hiểu "các thách thức kỹ thuật khi hoạt động tại vùng nhiệt đới và sa mạc".

Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 3

Máy bay tuần tra săn ngầm thế hệ mới của Nhật Bản do Công ty chế tạo hàng không công nghiệp nặng Kawasaki phụ trách nghiên cứu chế tạo, công tác nghiên cứu phát triển bắt đầu từ năm 2001; chiếc máy bay phiên bản sản xuất hàng loạt đầu tiên P-1 bay thử lần đầu tiên vào ngày 25/9/2012.

Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 4

Nhật Bản ban đầu có kế hoạch kết thúc công tác nghiên cứu phát triển P-1 vào tháng 3/2012, nhưng do phát hiện hàng kém chất lượng khi sản xuất thân và cánh máy bay, thời hạn bàn giao đã buộc phải đẩy lùi gần 1 năm. Có chuyên gia dự đoán, máy bay săn ngầm P-1 có đơn giá gần 20 tỷ yên, tương đương khoảng 208,3 triệu USD.

Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 5

Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch mua tổng cộng 70 chiếc, dùng để thay thế 80 máy bay P-3C cũ hiện có. Mặc dù tổng số máy bay săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ sẽ giảm đi, nhưng Lực lượng Phòng vệ Nhật tuyên bố, máy bay săn ngầm P-1 có ưu thế rõ rệt so với P-3C về khả năng trinh sát/do thám và tốc độ bay, hoàn toàn có thể bù đắp sự thiếu hụt về số lượng.

Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 6

P-1 Nhật Bản là máy bay tuần tra săn ngầm phản lực được bắt đầu tự chủ nghiên cứu phát triển từ "con số không" và thiết kế chuyên nghiệp duy nhất trên thế giới hiện nay, trừ máy bay hải quân. Hiện nay, tất cả máy bay tuần tra của các nước trên thế giới đều là phiên bản cải tiến của một loại máy bay công dụng khác, thường là máy bay vận tải hoặc máy bay chở khách.

Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 7

Máy bay tuần tra Kawasaki P-1 dài 38m, sải cánh 35,4m, cao 12,1m và trị giá 200 triệu USD này được trang bị hàng loạt hệ thống điện tử trinh sát, tác chiến cực kỳ hiện đại. Ở phần mũi P-1 là nơi chứa anten của hệ thống radar mạng pha chủ động Toshiba HPS-106 hoạt động ở nhiều chế độ: Không đối không, không đối hải và hệ thống cảnh báo tên lửa AN/AAR-60. Dưới cánh máy bay có các điểm treo tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon hoặc ASM-1C.

Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 8

Phía dưới bụng máy bay là nơi được tích hợp hàng loạt anten dùng cho liên lạc, định vị hàng không (anten N-AS-330/HQR-1 hoặc N-AS-331/HQR-1). Khoang chứa vũ khí của P-1 có thể chứa bom chìm, thủy lôi, ngư lôi Type 97, Mk46.

Sát thủ săn ngầm Kawasaki P-1 uy lực thế nào? ảnh 9

P-1 được trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy XF7-10 cho máy bay đạt tốc độ tối đa 996 km/h, tầm bay 8.000km, trần bay 13,5km. Phi hành đoàn của P-1 gồm 13 người, trong đó có 2 phi công và 11 nhân viên điều khiển các hệ thống điện tử - vũ khí.

Theo Theo Sina
MỚI - NÓNG