Siêu chiến đấu cơ F-22 đọ sức mạnh với tiêm kích thế hệ 4

TPO - Được quảng cáo là "không thể bị đánh bại trên không", tiêm kích F-22 đã lần đầu tác chiến thành công với việc tham gia chiến dịch không kích các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). 
Siêu chiến đấu cơ F-22 đọ sức mạnh với tiêm kích thế hệ 4 ảnh 1

Những cuộc tập trận mô phỏng đầu tiên, khi đối đầu trên không, một chiếc F-22 Raptor độc lập có thể diệt được 8 chiếc F-15 trước khi nó bị phát hiện.

Sở hữu các tính năng ưu việt và được trang bị các tên lửa AIM-120C AMRAAM, bom GBU-32 JDAM (mỗi quả nặng 1000 pound), bom đường kính nhỏ GBU-39.., tiêm kích F-22 dễ dàng giành áp đảo khi thực hiện tấn công các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất.

Bên cạnh đó, 2 động cơ mạnh mẽ Pratt & Whitney F-119-PW-100 giúp F-22 có thể tăng tốc vượt âm khi không sử dụng  thùng chất đốt phụ. Ngoài ra, công nghệ thay đổi hướng của lực đẩy động cơ (TV) giúp siêu tiêm kích của Không quân Mỹ này có thể trình diễn những cú bẻ góc hẹp ngoạn mục khi ở trên không, thậm chí có thể đứng thẳng như trực thăng.

Những cuộc tập trận mô phỏng đầu tiên, khi đối đầu trên không, một chiếc F-22 Raptor độc lập có thể diệt được 8 chiếc F-15 trước khi nó bị phát hiện.

Trong tập tận Noble Edge tại Alaska năm 2006, một số chiếc F-22 đã hạ được tới 108 đối thủ và không bị thiệt hại gì. Trong tập trận Noble Edge 2007 thì F-22 đã lập kỷ lục với 144 mục tiêu hạ được. Tại tập trận Red Flag năm 2007, F-22 cũng giành áp đảo với thiệt hại bằng không. 

Tiêm kích F-22 mạnh là vậy, nhưng theo học giả David Cenciotti trên tạp chí The Aviationists, trên thực tế chưa chắc “những kẻ săn mồi” này đã có thể thắng nổi những chiếc chiến đấu cơ F-15, F-16 hay F-18 nếu bị áp đảo về số lượng.

Tiêm kích Rafale của Pháp hay Eurofigher Typhoon của Đức cũng có thể trở thành mối đe doạ thực sự của F-22. Trong cuộc tập trận Red-Flag-Alaska năm 2012, các chiến đấu cơ Eurofigher của Đức không chỉ diệt các mục tiêu của mình mà còn hạ được một số lực tiêu giao cho F-22. Câu chuyện này cho thấy Typhoon, một chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến thế hệ thứ 4, có thể là thành mối đe doạ thực sự đối với F-22. 

Dù không có tính năng tàng hình, nhưng Typhoon được trang bị hệ thống Mũ bay tích hợp (HMD) và hệ thống tìm kiếm theo dõi hồng ngoại (IRST), đây là hai tính năng mà F-22 không có. 

Hệ thống HMD, hay HMSS của Typhoon tương tự hệ thóng JHMCS (hệ thống mũ bay tích hợp có thể tháo rời) của Mỹ đang trang bị cho các tiêm kích F-15C/D; F-16 Block 40, Block 50; F-18C/D/E/F. HMSS cung câp thông tin hình ảnh về tốc độ, độ cao, tình trạng vũ khí... giúp phi công quan sát về các hướng với tất cả các thông tin cần thiết hiện thị. 

Chiến đấu cơ tàng hình F-22 không sử dụng hệ thống HMD hay vũ khí có HOBS (góc lệch trục đạn lớn) bởi người Mỹ tự tin rằng không có đối thủ nào có thể tiếp cận đủ gần và sử dụng tên lửa tầm ngắn (ví dụ tên lửa AIM-9X, trong một không gian hình nón trên 80 độ từ cạnh  này hay cạnh kia của mũi máy bay) để tấn công F-22.

Tuy nhiên, phi công của Eurofighter nhận định, khả năng F-22 bị đối thủ tiếp cận gần vẫn cao. Ở khoảng cách 50 km, một máy bay được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) có thể phát hiện các tín hiệu hồng ngoại từ máy bay đối phương, thậm chí có thể phát hiện máy bay tàng hình, "nhất là những máy bay lớn và nóng như F-22."

Có thể thấy, F-22 đang và sẽ vẫn là chiến đấu cơ ưu việt hiệu quả hàng đầu. Tuy nhiên, siêu tiêm kích này có thể sẽ gặp nguy hiểm do thiếu một số đặc tính hữu ích trong việc đối phó với một nhóm máy bay địch, đặc biệt nếu đó là những đối thủ F-15, Typhoon, Rafale hay trong tương lai là J-20 của Trung Quốc và PAK-FA của Nga.

Theo Theo Business Insider
MỚI - NÓNG
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
TPO - Hoàng tử Harry đã ghi Mỹ là nơi cư trú chính, thay vì Vương quốc Anh như trước đây, trong hồ sơ kinh doanh. Đáng nói, thay đổi này được thực hiện vào thời điểm anh chính thức dọn khỏi nhà tân hôn Frogmore Cottage.