Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ

Tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân đầu tiên của Mỹ bắt đầu hoạt động vào hôm 1/10/1975. Nhưng đúng một ngày sau, Washington quyết định khai tử nó.
Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 1

Vào giai đoạn cao trào của Chiến tranh Lạnh, giới cầm quyền Mỹ luôn lo ngại Liên Xô tấn công họ bằng tên lửa hạt nhân. Vì thế Washington cho rằng họ cần một chương trình phòng thủ để bảo vệ những cơ sở tên lửa đạn đạo, đặc biệt là những bãi phóng tên lửa Minuteman tại căn cứ không quân Grand Forks ở bang North Dakota. Ngoài ra Nhà Trắng cũng muốn đảm bảo an toàn cho những thành phố lớn trong trường hợp tấn công hạt nhân xảy ra.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 2

Vào năm 1969, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố chính phủ sẽ thực hiện “Chương trình Bảo vệ” để bảo đảm sự an toàn cho những vũ khí chiến lược trên khắp lãnh thổ Mỹ. Chi phí cho dự án lên tới 6 tỷ USD.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 3

Cơ sở đầu tiên và duy nhất trong “Chương trình Bảo vệ” là Tổ hợp Bảo vệ Stanley R. Mickelson ở thành phố Nekoma, bang North Dakota. Nằm cách căn cứ không quân Grand Forks khoảng 160 km về phía bắc, tổ hợp mang tên của tướng Stanley R. Mickelsen, một vị chỉ huy thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không của lục quân Mỹ.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 4

“Chương trình Bảo vệ” là hệ thống hai lớp, với một lớp là tên lửa tầm xa Spartan, còn một lớp là tên lửa tầm ngắn Sprint. Nhiệm vụ của hỏa tiễn Spartan là chặn những tên lửa đạn đạo bên ngoài bầu khí quyển trái đất. Nếu chúng thất bại, tên lửa Sprint – vốn mạnh và bay nhanh hơn nhưng có tầm bắn ngắn hơn Spartan - sẽ xuất kích để thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trong bầu khí quyển.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 5

Cả tên lửa Spartan và Sprint đều mang theo đầu đạn hạt nhân và phá hủy mục tiêu bằng bức xạ, chứ không phải bằng nhiệt hay phản ứng nổ. Để chúng có thể diệt mục tiêu, tổ chiến đấu phải phóng chúng trong vòng 6 giây từ khi họ phát hiện tên lửa của đối phương.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 6

Quá trình xây dựng tổ hợp bắt đầu từ năm 1970. Phần quan trọng nhất là Missile Site Radar (MSR) - một công trình có hình dạng giống kim tự tháp – có khả năng phát hiện những tên lửa bay tới Mỹ và chỉ dẫn tên lửa đánh chặn tới mục tiêu. 4 mặt của MSR có 4 cấu trúc hình tròn để dò mục tiêu theo mọi hướng. Perimeter Acquisition Radar (PAR) - một công trình ở thành phố Cavalier, bang North Dakota – hỗ trợ MSR. Nó cách MSR khoảng 40 km về phía đông bắc.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 7

Những hầm chứa tên lửa Spartan trong Tổ hợp Bảo vệ Stanley R. Mickelson.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 8

PAR hướng về phía bắc và có khả năng phát hiện những tên lửa của Liên Xô trong phạm vi gần 1.300 km nếu chúng bay qua Bắc Cực. Sau khi phát hiện tên lửa, PAR có thể tính toán quỹ đạo và điểm rơi của chúng. 30 hỏa tiễn Spartan và 16 tên Sprint luôn sẵn sàng khai hỏa từ các bệ phóng dưới lòng đất. 40 tên lửa Sprint khác cũng luôn nằm trên bệ ở 4 điểm phóng xa xôi khác.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 9

Vào ngày 1/10/1975, Tổ hợp Bảo vệ Stanley R. Mickelson bắt đầu hoạt động. Đây là hệ thống chống tên lửa đạn đạo đầu tiên mà Mỹ từng vận hành. Nhưng ngay sau đó, những yếu điểm của nó đã lộ ra. Xung điện từ phát sinh bởi sự kích nổ của đầu đạn trong tên lửa Spartan và Sprint sẽ gây nhiễu cho radar, khiến radar không thể phát hiện những tên lửa tiếp theo của đối phương. Ngoài ra, Hiệp ước Giảm tên lửa đạn đạo mà Mỹ và Liên Xô ký vào năm 1972 quy định mỗi nước chỉ sử dụng một cơ sở phòng thủ tên lửa. Vì thế, mức độ hiệu quả của tổ hợp sẽ chỉ ở mức thấp so với chi phí mà chính phủ chi.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 10

Quốc hội Mỹ nhận ra những điểm bất cập rất nhanh. Đúng 24 giờ sau, đa số nghị sĩ quyết định ngừng “Chương trình Bảo vệ”. Do quyết định của quốc hội, quân đội Mỹ dỡ hơn 100 tên lửa trong các bệ phóng ngầm trong tổ hợp, đồng thời niêm phong công trình có hình dạng giống kim tự tháp do lo ngại nó có thể gây hại cho môi trường. Họ cho phép du khách tham quan công trình vào những khoảng thời gian nhất định trong năm.

Số phận ngắn ngủi của tổ hợp chặn tên lửa hạt nhân ở Mỹ ảnh 11

Vào năm 2012, Spring Creek Hutterite Colony – một tổ chức tôn giáo – mua tổ hợp với 530.000 USD trong một cuộc bán đấu giá. Không ai biết tổ chức đó mua tổ hợp để làm gì, nhưng tới ngày nay họ vẫn chưa sử dụng nó.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.