Su-35 sẽ giúp Trung Quốc bá chủ không phận Đông Á

Su-35 sẽ giúp Trung Quốc bá chủ không phận Đông Á
TPO - Nhật Bản, Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ phải đối mặt với thế mạnh về mặt quân sự của Trung Quốc trong lĩnh vực không quân, cục diện này chưa từng xuất hiện kể từ Chiến tranh lạnh.

Su-35 sẽ giúp Trung Quốc bá chủ không phận Đông Á

TPO - Nhật Bản, Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ phải đối mặt với thế mạnh về mặt quân sự của Trung Quốc trong lĩnh vực không quân, cục diện này chưa từng xuất hiện kể từ Chiến tranh lạnh.

Mới đây, tờ bình luận quân sự Kanwa Defense Review của Canada cho biết, về cơ bản, hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 của Trung Quốc đã được chốt hạ. Điều này đã thể hiện ý đồ chiến lược hoàn toàn mới của Trung Quốc, khiến cán cân sức mạnh hải quân, không quân đã nghiêng về phía Trung Quốc trên sự cân bằng về mặt chiến lược quân sự vốn đã bị phá vỡ ở khu vực Đông Á. Lần đầu tiên, Nhật Bản, khu vực Đài Loan, Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ phải đối mặt với thế mạnh về mặt quân sự của Trung Quốc trong lĩnh vực không quân, cục diện này chưa từng xuất hiện kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay.

Trung Quốc đang vô cùng thèm khát và tìm cách sở hữu bằng được tiêm kích Su-35 tiên tiến của Nga
Trung Quốc đang vô cùng thèm khát và tìm cách sở hữu bằng được tiêm kích Su-35 tiên tiến của Nga.

Kanwa Defense Review đánh giá cho đến thời điểm hiện tại, máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc cùng lắm chỉ có thể nói là ở cùng thế hệ với máy bay chiến đấu chủ lực của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam – tức ở trình độ tác chiến thế hệ 4. Thậm chí về mặt kỹ thuật, máy bay Su-30MIK của Ấn Độ còn vượt những tính năng cơ bản của máy bay chiến đấu thế hệ 4 của không quân Trung Quốc. Còn lực lượng không quân Nhật Bản đều đang sở hữu mọi chủng loại vũ khí, máy bay chiến đấu mà không quân Trung Quốc có, thậm chí nhiều công nghệ vẫn dẫn trước Trung Quốc.

Tuy nhiên Kanwa phân tích, khi 24 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 được giao cho lực lượng không quân Trung Quốc sẽ khiến trình độ tác chiến của lực lượng này vượt ít nhất nửa thế hệ so với không quân Nhật Bản, Ấn Độ. Su-35 được thế giới công nhận là máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++, được trang bị động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) thuộc thế hệ AL-41F, được thiết kế trên khung động cơ AL-31F nhưng trình độ công nghệ thì vượt trội so với thế hệ trước đó. Lực đẩy của AL-41F-1S đạt 14.500 kg, vượt trội hơn rất nhiều so với AL-31FN (lực đẩy 12.500kg) đang sử dụng trên loại máy bay J-10 của Trung Quốc và cũng nhỉnh hơn AL-31F-M1 có lực đẩy 13.500kg, chuyên dụng cho Su-27SM, Su-27SM2, Su-33 và sau này là Su-34. Nhờ có lực đẩy vượt trội, Su-35 có đủ khả năng để tuần hành với tốc độ siêu thanh, và công nghệ kiểm soát vector đẩy TVC thì Nhật Bản và Việt Nam đều không có, chỉ có máy bay Su-30MKI của không quân Ấn Độ mới có.

Sự hiện diện của Su-35 sẽ làm thay đồi cán cân lực lượng không quân khu vực Đông Á
Với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội, sự hiện diện của Su-35 sẽ làm thay đồi cán cân lực lượng không quân khu vực Đông Á.

Còn về hệ thống radar IRBIS-E, khoảng cách thăm dò của loại radar này gấp 4 lần so với máy bay Su-30MKK hiện nay của không quân Trung Quốc. Bay trên bầu trời Thanh Đảo – thành phố phía Đông tỉnh Sơn Đông là có thể thăm dò được mục tiêu trên không ở bán đảo Triều Tiên, có thể đồng thời theo dõi 30 mục tiêu và cùng một lúc có thể tấn công 8 mục tiêu.

Kanwa nhận định do Tập đoàn sản xuất máy bay Yuri Gagarin ở Komsomolsk-on-Amur (KNAAPO) buộc phải đáp ứng đơn đặt hàng 48 chiếc máy bay chiến đấu Su-35S cho lực lượng không quân Nga trước năm 2015 nên thời gian sớm nhất Trung Quốc có thể tiếp nhận 24 chiếc Su-35 rơi vào khoảng năm 2016-2018. Đến thời điểm đó, Lực lượng tự vệ hàng không Nhật Bản vẫn chưa thể được trang bị máy bay chiến đấu F-35A. Máy bay tiêm kích thế hệ 5 FGFA cũng phải ít nhất đến năm 2020 mới đưa vào lực lượng không quân Ấn Độ, loại máy bay chiến đấu cải tiến F-16 của lực lượng không quân Đài Loan dù có hoàn thành tiến độ cải tiến nhưng xét về kỹ thuật vẫn thua Su-35.

Kanwa cho rằng, động cơ quan trọng nhất để Trung Quốc nhập khẩu Su-35 là do muốn tạo thế đối trọng trước việc Mỹ cải tiến, nâng cấp máy bay F-16 cho Đài Loan. Điều này đồng nghĩa với việc từ năm 2015 đến 2020, Su-35 của lực lượng không quân Trung Quốc sẽ dẫn trước các loại máy bay chiến đấu hiện có của Nhật Bản, Ấn Độ về kỹ thuật. Đặc biệt là Su-35 được trang bị hệ thống radar tiên tiến đa năng APAR, Nga đã sản xuất được hệ thống radar này một cách thành thạo.

Những tính năng tiên tiến nói trên của Su-35 đã khiến năng lực tác chiến tổng hợp của loại máy bay này gấp ít nhất 3 lần so với máy bay chiến đấu Su-30MKI và gấp 4 lần so với máy bay F-15J.

Từ năm 2016 đến năm 2020/2022, trước khi Ấn Độ có được máy bay FGFA và Nhật Bản có được máy bay F-35A, chỉ có máy bay chiến đấu tàng hình F-22A của Mỹ mới có thể giữ được thế cân bằng cơ bản trong lực lượng máy bay chiến đấu trên không ở khu vực Viễn Đông, có thể Nhật Bản sẽ yêu cầu quân đội Mỹ tích cực cử máy bay chiến đấu F-22A đến Okinawa hơn.

Khi Trung Quốc có Su-35, chỉ chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-22 của Mỹ mới có khả năng khắc chế được nó
Khi Trung Quốc có Su-35, chỉ chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-22 của Mỹ mới có khả năng khắc chế được nó.

Một câu hỏi được đặt ra là, xét về công nghệ, máy bay Su-35 của lực lượng không quân Nga và Su-35 của lực lượng không quân Trung Quốc có gì khác nhau? Đây sẽ là vấn đề chủ yếu mà hai bên sẽ thảo luận trong năm nay. Kanwa cho rằng, xét về lý thuyết, sự khác biệt lớn nhất về công nghệ giữa Su-35 của hai nước là rất có thể phía Trung Quốc sẽ yêu cầu Nga hợp nhất một số hệ thống vũ khí, thiết bị cảm ứng, mắt xích số liệu do ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc sản xuất vào máy bay Su-35.

Đặc biệt là hệ thống các chiến mắt xích số liệu made in China, Su-35 phiên bản Trung Quốc buộc phải vừa có thể tác chiến đồng bộ với máy bay chiến đấu kiểu Nga, đồng thời vừa phải tác chiến đồng bộ, cộng hưởng số liệu với máy bay cảnh báo sớm KJ-200/2000 của hải quân Trung Quốc và các loại máy bay chiến đấu khác do nước này sản xuất.

Trung Quốc tin rằng J-20 sẽ giúp không quân nước này giữ vai trò 'anh cả' ở Đông Á
Trung Quốc tin rằng sau năm 2022, tiêm kích nội địa J-20 sẽ giúp không quân nước này giữ vai trò 'đàn anh' ở Đông Á.

Một ý nghĩa lớn khác khi nhập khẩu SU-35 là kết hợp với việc nhập khẩu động cơ 117S. Máy bay J-20 – loại máy bay chiến đấu sử dụng động cơ 117S và có chức năng như máy bay chiến đấu thế hệ 5 sản xuất của Trung Quốc có thể sẽ được thử nghiệm bay thử sau năm 2016, như thế đến năm 2022, có thể sẽ trang bị cho quân đội. Đến lúc đó, kể cả lực lượng không quân Ấn Độ, Nhật Bản đã sở hữu FGFA và F-35A, máy bay J-20 thế hệ 5 của Trung Quốc vẫn là “đàn anh” của các máy bay này, xét về công nghệ, máy bay chiến đấu của lực lượng không quân Trung Quốc sẽ không rơi vào thế yếu nữa.

Kanwa kết luận nếu Trung Quốc sở hữu Su-35, không phận của khu vực Đông Á sẽ do Su-35 bá chủ.

Huy Long (Theo Tin tức tham khảo)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.